Con gái ăn kẹo chẳng may bị nghẹn, hành động của người cha đã cứu sống con trong vỏn vẹn 7 giây

Chuyện các con vừa ăn kẹo, vừa đùa nghịch dẫn đến hóc, nghẹn là chuyện có thể xảy ra. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần biết cách sơ cứu để có thể xử lý kịp thời.

Nhiều trẻ vừa đùa nghịch, vừa ăn các đồ ăn cứng như kẹo, bánh và bị hóc, nghẹn. Tình trạng hóc, nghẹn này có thể dẫn đến ngạt thở hoặc tử vong. Trẻ bị kẹt đường thở nếu không được sơ cứu kịp thời có thể tử vong.

Đặc biệt, các bậc phụ huynh chớ nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn kẹo cứng, hạt dưa, đậu phộng, thạch và các thực phẩm khác để tránh gây hóc nghẹn. Mới đây, một bé gái 7 tuổi đã bị nghẹn do ăn kẹo. Bố của bé gái đã lập tức dùng phương pháp Heimlich để sơ cứu, 7 giây sau con gái được cứu sống.

Theo các nguồn tin liên quan, vụ việc xảy ra ở huyện Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Một bé gái bị hóc do ăn kẹo. Thấy con bị hóc nghẹn, khó thở, bố bé đã ngay lập tức dùng phương pháp Heimlich, bế con gái từ đằng sau, ôm chặt lấy bụng của con. 7 giây sau đó, viên kẹo từ cổ họng của trẻ tự bật ra.

Cha của cô gái cho biết, mấy năm trước, ông từng chứng kiến ​​một đứa trẻ ăn thịt bò, miếng thịt bò mắc kẹt trong cổ họng của trẻ và bé được sơ cứu theo cách này. Khi thấy con gái rơi vào tình trạng nguy kịch, ông đã nghĩ ra phương pháp này để cứu con.

Trong trường hợp trẻ bị sặc thì cách sơ cứu như thế nào?

Nhiều bậc cha mẹ không biết phải làm gì khi thấy con bị hóc nghẹn, khó thở. Lúc này, bạn chớ nên hoảng sợ. Vì cha mẹ hoảng sợ, mất bình tĩnh có thể đưa con vào tình huống nguy hiểm này. Vào thời điểm quan trọng này, cách tốt nhất là bình tĩnh, cấp cứu ngay lập tức.

Có rất nhiều sự cố tương tự xảy ra nên các bậc phụ huynh phải chú ý giữa an toàn khi cho trẻ ăn. Tính mạng của trẻ rất mong manh và trẻ có thể tử vong nếu bố mẹ không cứu con kịp thời. Trong cuộc sống, đừng cho trẻ ăn những thức ăn to và cứng, nhất là khi trẻ đang quấy khóc, bố mẹ đừng nên cố cho con ăn. Một khi tình huống nguy hiểm xảy ra thì chúng ta có hối hận cũng đã muộn.

Các bước thực hiện phương pháp Heimlich:

Xác định xem người đó có thực sự bị nghẹn không.

Nạn nhân bị nghẹn thường dùng tay ôm cổ họng. Nếu thấy một người có cử chỉ này, bạn hãy tìm các dấu hiệu khác cho biết người đó đang bị nghẹn. Bạn chỉ nên thực hiện phương pháp Heimlich đối với người bị nghẹn. Chú ý các biểu hiện sau đây của nạn nhân:

– Không thở được hoặc thở nặng nhọc và khò khè

 

– Không nói được

– Không ho được bình thường

– Môi và móng tay màu xanh hoặc xám

– Bất tỉnh

– Cho nạn nhân biết là bạn sắp thực hiện phương pháp Heimlich.

Bạn hãy cho người bị nghẹn biết là bạn muốn giúp họ, nói rằng bạn biết làm nghiệm pháp Heimlich và sắp thực hiện với họ. Sau đó, hãy tiến hành nghiệm pháp Heimlich càng nhanh càng tốt.

– Vòng hai cánh tay quanh eo nạn nhân

Đứng giang chân với tư thế vững vàng. Nhẹ nhàng vòng cả hai cánh tay quanh eo nạn nhân, cho họ hơi ngả người về trước một chút.

– Đặt tay vào vị trí, thực hiện chuỗi động tác ấn bụng

– Nắm một bàn tay lại thành nắm đấm, tay nào cũng được. Đặt nắm đấm bên dưới lồng ngực và bên trên rốn nạn nhân, tay kia bao quanh nắm đấm.

– Thực hiện một chuỗi động tác ấn bụng. Để tống dị vật, bạn hãy ấn mạnh và nhanh vào cơ hoành theo hướng đi lên, kiểu như bạn đang cố nhấc nạn nhân lên khỏi mặt đất vậy.

– Ấn nhanh và mạnh.

Thực hiện một chuỗi 5 lần ấn nhanh. Nếu dị vật chưa bị tống ra, bạn hãy ấn thêm 5 lần nữa.