Đại án "thổi giá" kit test COVID-19: Công ty Việt Á tiêu tốn hơn 18 tỷ đồng ngân sách cho việc nghiên cứu chế tạo

Đây chính là bộ kit xét nghiệm Covid-19 do Học viện Quân y phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á nghiên cứu sản xuất.

Nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia trên có tên đầy đủ: “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng virus corona mới 2019 (2019-nCoV)”, mã số ĐTĐL.CN.29/20

Tổng kinh phí chi từ ngân sách cho nhiệm vụ này là 18,98 tỉ đồng.

Thời gian thực hiện theo hợp đồng đã ký kết từ tháng 2/2020 đến tháng 7/2021.

Thời gian thực tế thực hiện từ tháng 2-2020 đến tháng 10-2021 sau khi được gia hạn đến tháng 10/2021.

Tổ chức chủ trì nhiệm vụ này là Học viện Quân y do PGS-TS Hồ Anh Sơn làm Chủ nhiệm nhiệm vụ.

Danh sách các thành viên thuộc nhóm nghiên cứu

Tham gia nhiệm vụ có 16 thành viên khác thuộc nhóm nghiên cứu, trong đó có 4 thành viên thuộc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á. Ông Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á, người vừa bị khởi tố hình sự về hành vi vi phạm các quy định đấu thầu, là thành viên nghiên cứu chính tham gia thực hiện nhiệm vụ này.

Hiệu quả kinh tế

Theo thông tin, Bộ KH-CN sẽ tổ chức đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ nói trên trong tháng 12/2021. Tuy nhiên, đến nay Bộ này vẫn chưa có động thái cho thấy sẽ tổ chức việc đánh giá, nghiệm thu.

Công trình chế tạo các bộ sinh phẩm được đặt ra giữa lúc dịch bệnh Covid-19 có nguy cơ tràn vào Việt Nam, và có thể bùng phát phức tạp, chúng ta chỉ được WHO hỗ trợ số lượng test vô cùng ít ỏi (khoảng 50 test cho cả nước).

Bên cạnh đó, một số bộ test chẩn đoán bị lỗi, cần nhiều thao tác nên có khả năng sai sót khi chẩn đoán phát hiện SARS-CoV-2. Nhiều quốc gia đóng cửa biên giới, hạn chế trang thiết bị y tế và vật tư hóa chất sinh phẩm bán ra nước ngoài.

Do đó, việc ra đời được bộ sinh phẩm “Made in Vietnam” có ý nghĩa xã hội to lớn. Cùng với chiến lược kiểm soát dịch bệnh đúng đắn của Chính phủ, việc chúng ta chủ động sản xuất ra sinh phẩm tạo sự yên tâm rất lớn trong đội ngũ chuyên gia y tế cũng như toàn xã hội. Bộ sinh phẩm không chỉ củng cố niềm tin của xã hội vào sự chỉ đạo của chính phủ và các nhà khoa học Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19, mà còn góp phần xây dựng thương hiệu Việt Nam trên bản đồ khoa học công nghệ Quốc tế.

Bộ sinh phẩm và các quy trình của công trình đã giúp cho việc chẩn đoán nhanh, chính xác và kịp thời đối với các trường hợp nhiễm/nghi nhiễm SARS-CoV-2 và theo dõi điều trị bệnh nhân, giúp cho các biện pháp can thiệp y tế công cộng để kiểm soát dịch tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu về sau như các dữ liệu đặc điểm di truyền phân tử, sự tiến hóa của chủng SARS-CoV-2 phục vụ cho các nghiên cứu về chế tạo vaccine dự phòng và thuốc kháng virus đối với chủng SARS-CoV-2.

bộ kit xét nghiệm của Công ty Việt Á (Ảnh VNE)

Hiệu quả xã hội

Bộ KH-VN cũng cho biết, trước tình hình cấp bách cần phải chẩn đoán xác định ca bệnh nhiễm SARS-CoV-2 ở Việt Nam, theo dõi, cách ly, quản lý và điều trị thì sản phẩm của đề tài là các quy trình và bộ sinh phẩm real-time RT- PCR giúp phát hiện và xác định chính xác nhiễm SARS-CoV-2 từ các trường hợp nhiễm/ nghi nhiễm. Đây cũng là phù hợp với khuyến cáo của WHO là các quốc gia cần phát huy năng lực tự chẩn đoán xét nghiệm chủng SARS-CoV-2 khi dịch bệnh đang lây lan và bùng phát mạnh.

Các bộ sinh phẩm này cần được nghiên cứu, được đánh giá chuẩn mực, tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo kết quả phát hiện chính xác, tránh hiện tượng âm tính giả (bỏ sót ca bệnh) hay dương tính giả- có thể dẫn đến báo động giả, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến kinh tế- xã hội.

  • Vụ án “thổi giá” kit xét nghiệm của Công ty Việt Á: Bộ Y tế làm đúng quy định?
  • Vụ nâng khống giá kít xét nghiệm Covid-19: Cách thức chia tỉ lệ % của Việt Á

“Hiện nay, bộ sinh phẩm và các quy trình chẩn đoán dựa trên kỹ thuật real-time RT- PCR đã chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất trên 3.000.000 test phục vụ xét nghiệm sàng lọc phát hiện SARS-CoV-2 trên 163 trung tâm, bệnh viện lớn trong cả nước như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện ĐH Y Hà Nội, CDC Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Dương, CDC Hồ Chí Minh… Hơn 20 quốc gia đã đàm phán mua bộ sinh phẩm, và đã xuất khẩu trên 500.000 test.

Như vậy, chúng ta không phải mua những kit chẩn đoán nước ngoài với giá thành cao, giúp giảm giá thành sản phẩm, điểm quan trọng nữa là giúp chủ động nguồn cung ứng, đáp ứng nhu cầu dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp và khó lường hiện nay, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, giúp ổn định kinh tế xã hội”, báo cáo cho biết.

Khởi tố Giám đốc CDC Hải Dương, TGĐ Công ty Việt Á nâng khống giá kit test; phong tỏa hơn 320 tỷ cùng 28 BĐS ở Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh

Ngày 18/12, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (Vụ 3) vừa phê chuẩn Quyết định khởi tố, Lệnh bắt bị can để tạm giam của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an (C03) đối với bị can Phạm Duy Tuyến (Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương – CDC Hải Dương) cùng 6 đồng phạm trong vụ “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng “ xảy ra tại CDC Hải Dương. Lệnh bắt bị can để tạm giam có thời hạn 4 tháng.

Các bị can gồm: Phạm Duy Tuyến (sinh năm 1965, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương – CDC Hải Dương);

Hồ Thị Thanh Thảo (sinh năm 1984, Thủ quỹ Công ty cổ phần công nghệ Việt Á – Công ty Việt Á, Cửa hàng Trưởng Cửa hàng Âu Lạc).

Phan Quốc Việt (sinh năm 1980, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á).

Phan Tôn Noel Thảo (sinh năm 1990, Trợ lý Tài chính Công ty Việt Á), Vũ Đình Hiệp (sinh năm 1986, Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á).

Trần Thị Hồng (sinh năm 1995, nhân viên kinh doanh Công ty Việt Á).

Nguyễn Mạnh Cường (sinh năm 1985, nguyên Kế toán trưởng CDC Hải Dương) bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an khởi tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 222 – Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Trong vụ án này, thông tin ban đầu xác định, Công ty Việt Á do Phan Quốc Việt thành lập, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật. Đầu năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ có Quyết định phê duyệt đề tài “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm real time PT – PCR và RT PCR phát hiện vi rút Corona chủng mới nCol” do Học viện Quân y chủ trì thực hiện.

Tháng 3/2020, Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia đã thông qua kết quả nghiên cứu chế tạo và kiến nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng bộ kít Real – time RT – PCR one step (test COVID).

Ngày 12/4/2020, Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành số 2000001ÐKLH/BYT-TB-CT cho sản phẩm test COVID của Công ty Việt Á.Lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp, nhu cầu thiết bị phục vụ công tác chống dịch COVID-19 cao, Phan Quốc Việt và Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC Hải Dương) đã thỏa thuận thống nhất Công ty Việt Á sẽ cung cấp sinh phẩm, bộ kit và hóa chất xét nghiệm COVID cho CDC Hải Dương sử dụng trước, sau đó mới hợp thức thủ tục đấu thầu, ký hợp đồng và thanh quyết toán sau theo phân bổ ngân sách của tỉnh cho CDC Hải Dương chống dịch.

Đồng thời, Phan Quốc Việt và Phạm Duy Tuyến còn thỏa thuận và thống nhất về việc Công ty Việt Á sẽ chi tiền “lại quả” cho Phạm Duy Tuyến theo Hợp đồng Công ty Việt Á được CDC Hải Dương ký kết và thanh quyết toán.

https://afamily.vn/dai-an-thoi-gia-kit-test-covid-19-cong-ty-viet-a-tieu-ton-hon-18-ty-dong-ngan-sach-cho-viec-nghien-cuu-che-tao-20211226175158077.chn Vụ bé gái 8 tuổi chết tức tưởi do bị đánh đập dã man ở TP.HCM: Vợ sắp cưới của bố thừa nhận hành vi bạo hành