Đi làm vất vả để con nuôi được học trường nổi tiếng, người phụ nữ được trả ơn 55 tỷ đồng

Khi đang tất bật chuẩn bị cho hôn lễ của con gái, người phụ nữ vô cùng bất ngờ khi tài khoản được cộng thêm 55 tỷ đồng.  

Chuyện bắt đầu từ 23 năm trước, bà Lữ Thiên Mai trong lần trú mưa đã bắt gặp một cậu bé 14 tuổi đang sống trong gara bỏ hoang. Hỏi ra mới biết cậu bé ở cùng chú ruột, do bố mẹ đều qua đời vì tai nạn giao thông.

Thời điểm đó, người chồng t.ệ bạc của bà Lữ đã mang hết tài sản trốn theo nhân tình, để lại một khoản nợ khổng lồ, bản thân cũng đang nuôi con nhỏ nhưng vì xót thương cho Lưu Viễn Nghị (tên cậu bé) không nơi nương tựa, bà thường xuyên mang thức ăn đến cho. Năm 2001, bà Lữ quyết định đón cậu bé về ăn Tết cùng, nhận làm con nuôi và đối xử với cậu bé như m.áu m.ủ r.uột thịt.

Ảnh minh họa

Những năm con trai nuôi học trung học, bà Lữ dọn căn phòng lớn nhất trong nhà cho cậu ở để tạo cho con trai một môi trường học tập thoải mái nhất. Gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng, bà thậm chí vừa làm may, vừa nhận công việc kế toán để tăng thêm thu nhập.

Thấy mẹ vất vả, cậu bé rất chăm chỉ học hành. Kết quả Viễn Nghị thi đỗ vào đại học với thành tích xuất sắc. Không lâu sau đó thì giành được học bổng cao học tại Đại học Cambridge, nước Anh.

Ngay khi tốt nghiệp, Viễn Nghị nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu lớn. Thậm chí trở thành đồng sáng lập công ty quản lý tài sản với một nhà đầu tư người Anh, sở hữu 15% cổ phần của công ty.

Nhắc tới mẹ nuôi, anh tâm sự: “Thời điểm đó, tôi muốn đưa mẹ và em gái đến Anh nhưng bà từ chối vì không muốn rời quê hương”.

Lưu Viễn Nghị và mẹ nuôi

Vì không thuyết phục được mẹ dọn tới ở cùng, ngày em gái cưới chồng, Viễn Nghị quyết định gửi 55 tỷ vào tài khoản của mẹ nuôi, dặn bà đổi nhà mới và mua một căn nhà cho em gái, số tiền còn lại sẽ được dùng cho việc nghỉ hưu của mẹ.

Tuy nhiên, bà Lữ không hề mua nhà mới mà chỉ thuê một căn hộ có diện tích lớn hơn nhà cũ. Bà dùng hơn 10 triệu tệ để kinh doanh, khi việc làm ăn có kết quả tốt bà đã thành lập quỹ tình yêu, trợ cấp cho những trẻ em nghèo có nguyện vọng học tập hoặc khởi nghiệp.

Cho tới tận bây giờ, nhiều khi ngẫm lại cuộc đời mình, bà Lã vẫn không kìm được xúc động mà rưng rưng nước mắt: “Tôi đã từng có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, có nhà, có xe và có rất nhiều của cải, nhưng cuối cùng tất cả đều tan thành theo mây khói. Cảm giác đau đớn như xé da thịt lúc mất tất cả khiến tôi nhận ra rằng tốt hơn hết là nên dành sự giàu có cho tình yêu thương và giúp đỡ những trẻ em đang bị cái nghèo bủa vây, không thể vươn lên trong cuộc sống.

ND/Tổng Hợp