Đựng nước trong chai nhựa đã dùng chẳng khác nào uống nước từ bồn cầu
Thói quen dùng chai nhựa đựng nước bỏ tủ lạnh, tưởng tiết kiệm mà hại sức khỏe vô cùng nhưng ít người hay biết.
Nhà mình trước kia hay có thói quen dùng chai nước đã sử dụng rồi để tái sử dụng đựng nước vào tủ lạnh để uống tiếp cho tiết kiệm và thân thiện với môi trường. Đó là mình nghĩ vậy vì chai nhựa không thải ra môi trường thì sẽ bớt đi việc phải p.h.â.n h.ủ.y. Nhà nước cũng kêu nên tái sử dụng những thứ có thể mà.
Vậy mà từ giờ thì mình thôi xin chừa, chả dám dùng nữa đâu. Vì mấy cái chai này đựng nước hại sức khỏe lắm. Mình mới đọc báo thấy chuyên gia cảnh báo đó. Đây là thói quen nhiều người có nhưng cũng cực đ.ộ.c h.ạ.i, bảo sao giờ bệnh tật nhiều thế. Tất nhiên nó không trực tiếp gây ra luôn nhưng mình dùng về lâu dài thì cũng là yếu tố ảnh hưởng đó ạ.
Dùng chai nhựa đựng nước bỏ tủ lạnh – thói quen tưởng tiết kiệm mà hại sức khỏe kinh khủng khiếp
Các nhà khoa học đã so sánh rằng: ‘Uống nước từ chai nhựa đã qua sử dụng hầu như giống uống nước từ bồn cầu hay bát ăn của chó’. Bởi, lượng vi khuẩn trong những chiếc chai này thường vượt qua giới hạn an toàn. Nguyên nhân là vì mọi người hay cầm chai lọ bằng tay bẩn. Hơn nữa, hầu như ít ai rửa kỹ mà chỉ sục rửa chai bằng nước thường ở nhiệt độ phòng. Cách này không đủ để làm sạch chai nhựa. Đó là còn chưa kể trong chai nhựa sẽ có những chất hóa học đ.ộ.c h.ạ.i.
Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y tế cộng đồng Canada do nhóm nhà khoa học của Đại học Calgary thực hiện. Họ đã thu thập 76 mẫu nước từ chai của học sinh tiểu học, trong đó có nhiều chai nước thuộc dạng đã được tái sử dụng nhiều lần. Kết quả, các nhà khoa học phát hiện gần 2/3 mẫu nước có nồng độ vi khuẩn vượt quá giới hạn cho phép của nước uống.
Nguyên nhân là do sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng tạo ra những vết nứt, đây là chiếc tổ hoàn hảo cho vi khuẩn. Một nghiên cứu khác cũng tiến hành thu thập mẫu vi khuẩn trên cổ chai nhựa được sử dụng liên tục trong một tuần không rửa. Kết quả chỉ ra rằng quần thể vi khuẩn này chứa cả những tác nhân có thể khiến người trưởng thành bị ốm, ngộ độc thực phẩm. Richard Wallace – Bác sĩ y khoa của DDH Y tế Texas cho biết: ‘Chúng có thể gây buồn n.ô.n, t.i.ê.u c.h.ả.y, n.ô.n m.ử.a’.
Không chỉ thế, chất HPA trong nhựa có thể gây ra các biến chứng về nhiễm sắc thể với thai nhi và dẫn tới khuyết tật bẩm sinh. Hóa chất trong nhựa cũng có khả năng gây nên hiện tượng rối loạn hormone giới tính như estrogen, và khiến trẻ bị dậy thì sớm. Ngoài ra, người thường xuyên dùng còn có nguy cơ cao bị K tuyến tiền liệt, K vú và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
Đồng tình với ý kiến này, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội) chia sẻ: Chai nhựa có nhiều loại được làm từ nhiều hợp chất khác nhau như PE, PVC, hoạt tính… Những loại chai nhựa này đều được nhà sản xuất đánh ký hiệu để người tiêu dùng nhận biết. Tuy nhiên, nếu là chai không rõ nguồn gốc hoặc nhựa tái chế thì rất khó kiểm soát. Các sản phẩm này tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh K cao.
Không chỉ thế, để chai nhựa thêm bắt mắt thì người ta thường sử dụng một loại chất hóa dẻo là plasticizer. Đây là chất có cấu trúc tương tự để tạo thành nhóm ‘dẫn chất phtalat’. Dẫn chất này rất nguy hiểm vì gây ra hiện tượng xáo trộn, phá vỡ nội tiết. Do đó, nếu bé gái nhiễm phải thì dễ bị dậy thì sớm.
Hơn nữa, các sản phẩm bằng nhựa dùng 1 lần thường mỏng manh, độ bền kém nên khi mẹ tái sử dụng, chai nhựa sẽ bị xuống cấp. Lúc này, các chất độc hại sẽ nhiễm vào nước uống và làm tăng nguy cơ bị thẩm thấu hóa học. Vì thế, nếu mẹ mang tái sử dụng chai nhựa 1 lần thì sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Chất BPA được tìm thấy trong nhựa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, ông Thịnh khuyến cáo các mẹ cần bỏ ngay thói quen dùng chai nhựa đựng nước rồi cho vào tủ lạnh vì cực kỳ nguy hiểm. Nó hoàn toàn có thể gây ra bệnh nguy hiểm như bệnh K.!.