Hoảng hồn bản gốc nàng Bạch Tuyết bệnh hoạn quá sức tưởng tượng, hoạt hình Disney té ra đã "xuyên tạc" tình tiết quan trọng nhất!

Nhắc đến nàng công chúa Disney nổi tiếng và đáng nhớ nhất, ai cũng phải kể tên Bạch Tuyết. Ra mắt trong bộ phim hoạt hình gây chấn động cả thế giới năm 1937, nàng công chúa này không chỉ khiến toàn thiên hạ phải say đắm mà còn đặt nền móng vững chắc để xây dựng “đế chế” Disney ngày nay. Câu chuyện về “tình yêu đích thực” của Bạch Tuyết cho tới bây giờ vẫn được bao thế hệ trẻ em yêu thích, ngưỡng mộ. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết về sự thật đen tối đằng sau câu chuyện cổ tích này khi nó mới được sáng tác. 

Nàng Bạch Tuyết vốn được miêu tả là nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần, khiến cho người mẹ kế là hoàng hậu ganh ghét. Với sự trợ giúp của gương thần, bà ta săn lùng và hãm hại Bạch Tuyết bằng một quả táo độc. Bạch Tuyết được đặt trong một chiếc quan tài bằng kính bởi 7 chú lùn, vô tình được hoàng tử bạch mã đi qua nhìn thấy. Chàng đặt một nụ hôn lên môi của Bạch Tuyết, khiến nàng tỉnh dậy. 

Tuy nhiên, câu chuyện này khác xa phiên bản đầu tiên của truyện, vốn có khởi nguồn từ những câu chuyện dân gian ở Đức từ thế kỷ 19. Trong khoảng thời gian từ năm 1812 đến 1864, anh em Jacob và Wilhelm Grimm đã đưa ra tận 17 ấn bản Truyện Cổ Grimm, với nhiều sửa đổi trong câu chuyện về nàng Bạch Tuyết.

Ở phiên bản năm 1812, mụ hoàng hậu độc ác hãm hại Bạch Tuyết thực chất chính là mẹ ruột của nàng. Tuy nhiên ở các phiên bản về sau, anh em Grimm nhận thấy việc để phản diện là mẹ ruột là một chủ đề quá vô đạo đức với trẻ em. Vậy nên, họ thay nhân vật này bằng hình ảnh người mẹ kế.

Cũng ở phiên bản này, Bạch Tuyết thực chất không tỉnh dậy nhờ chàng hoàng tử. Thay vào đó, một người hầu đã đánh xác chết của cô. 

Hoàng tử yêu cầu quan tài kính của Bạch Tuyết được đặt trong lâu đài của chàng, nơi chàng có thể ngắm nhìn cô mỗi ngày, không thể rời mắt. Mỗi khi phải ra ngoài và không được nhìn Bạch Tuyết, chàng lại trở nên đau buồn. Hoàng tử không thể ăn, nếu như không được ở bên quan tài của Bạch Tuyết.

Tuy nhiên, những người hầu cận của hoàng tử sớm cảm thấy mệt nhọc và tức giận vì liên tục phải khiêng quan tài đi khắp nơi. Một lần, một người mở quan tài, nhấc Bạch Tuyết lên và nói: “Chúng tôi bị hành hạ cả ngày dài, chỉ vì một cô gái đã chết”, sau đó đánh vào lưng Bạch Tuyết bằng tay. Nhờ đó, miếng táo độc văng ra khỏi họng của Bạch Tuyết và nàng sống dậy.

Kể từ 1819, anh em nhà Grimm bắt đầu làm giảm bớt sở thích “biến thái” của hoàng tử với xác chết của Bạch Tuyết. Phiên bản năm ấy thay đổi rằng Bạch Tuyết tỉnh dậy khi các người hầu khiêng xác nàng tới lâu đài. Lúc này, một người vấp chân khiến miếng táo rơi ra khỏi họng Bạch Tuyết, và nàng tỉnh dậy. 

Mặc dù lúc này, chàng hoàng tử vẫn có sở thích bí ẩn và khác bệnh hoạn với xác chết của một cô bé (cụ thể khi đó là khoảng 7 tuổi!), thế nhưng chàng không đòi hôn cô. Ý tưởng về nụ hôn đến từ Disney để khán giả bị thuyết phục rằng họ giữa họ có tình yêu say đắm. Hãng còn thêm vào chi tiết hoàng tử và Bạch Tuyết đã gặp nhau từ trước, để mối quan hệ thêm tính thuyết phục. Mặc dù vậy, nụ hôn “ái tử thi”, không có sự đồng thuận này giờ đây lại trở nên thiếu tế nhị và làm dấy lên nhiều tranh cãi. 

Nguồn ảnh: Tổng hợp, Disney