Khai quật được cốc rượu ma quái thực sự "uống mãi không hết" trong mộ cổ, chuyên gia đều kinh hãi, sự thật chỉ hé lộ sau khi chụp X-quang
Với những ai yêu thích văn chương, thơ ca Trung Hoa cổ thì chúng ta sẽ không còn xa lạ gì với hình ảnh cốc rượu uống mãi không bao giờ cạn. Nó biểu tượng cho nỗi niềm vô tận của những thi sĩ trước cuộc đời hoặc đơn giản là để thỏa tình yêu rượu. Bài thơ nổi tiếng nhất nhắc đến chiếc cốc thần thánh này là trong tuyệt tác Tương Dương ca của nhà thơ huyền thoại Lý Bạch. Trong thơ, ông nhắc đến “chén chim vẹt” có thể uống rượu trong “một trăm năm ba vạn sáu nghìn ngày, một ngày nên nghiêng ba trăm chén”.
Huyền thoại về chiếc cốc rượu rót cạn lại vơi rất lãng mạn, bay bổng nhưng không thể là sự thật (Ảnh minh hoạ)
“Chén chim vẹt” mà Lý Bạch nhắc tới rõ ràng trong hình dung của người hiện đại chỉ là một ao ước, một thứ đồ được dệt nên từ trí tưởng tượng lãng mạn của các thi sĩ mà thôi. Thế nhưng vào năm 1950, một đợt khai phá mộ cổ thời Đông Tấn (317 – 420) ở thành phố Nam Kinh đã khiến nhiều nhà sử học Trung Quốc sửng sốt. Chiếc cốc rượu “không đáy”, có thể uống mãi không hết dường như thực sự đã tồn tại chứ không phải chỉ hoàn toàn là hư cấu, nhưng theo một cách rất thú vị.
Ngôi mộ gia tộc được tìm thấy nằm ở huyện Tương Sơn, Nam Kinh. Căn cứ vào văn bia, đội khảo cổ phán đoán chủ nhân của ngôi mộ thuộc gia tộc họ Vương, một trong 4 dòng họ lớn nhất thời Đông Tấn. Bên trong mộ có rất nhiều đồ tùy táng có giá trị. Trong đó có một món đồ khiến chuyên gia đặc biệt thắc mắc và không hiểu có ý nghĩa, mục đích gì. Đấy chính là một chiếc vỏ ốc anh vũ rất lớn.
Chiếc vỏ ốc tìm thấy trong mộ cổ
Sự xuất hiện của con ốc anh vũ gây ra nhiều tranh cãi vì đây là lần đầu tiên giới khảo cổ Trung Quốc khai quật được cổ vật kỳ lạ này trong lăng của tiền nhân. Sau khi đem về phòng nghiên cứu, chụp cắt lớp và khám phá bên trong, mọi người mới bất ngờ vì đây chính là một chiếc cốc uống rượu. Không những thế, nó còn là “chén chim vẹt” – chiếc cốc uống không cạn trong truyền thuyết.
Để biết được bí ẩn ở bên trong, các nhà khoa học đã phải chụp X-quang mới giải mã được. Bên trong vỏ ốc anh vũ có rất nhiều lưới được tạo ra một cách tự nhiên, chiếm mật độ dày đặc bên trong tù và. Tất cả các lưới ẩn được nối với nhau bằng lỗ nhỏ. Vậy nên khi rót rượu vào trong cốc, rượu sẽ ngấm dần vào lưới qua các lỗ nhỏ.
Mô phỏng bên trong ốc anh vũ
Theo cách này, khi uống rượu với cốc vẹt, rượu bên trong sẽ không được rót hết ra ngoài cùng một lúc mà chảy ra từ từ từng chút một dưới tác động của áp suất không khí. Nguyên lý hoạt động của cốc vẹt rất giống với than hoạt tính hiện nay, nó sử dụng cấu trúc không gian bên trong vật thể để đạt được mục đích là làm chậm dòng chảy. Khi ngỡ đã rót hết, một lúc sau rượu lại chảy ra tiếp. Thế nên nó tạo ra ảo giác rằng rượu bên trong được bơm đầy lại một cách kỳ diệu.
Rượu sẽ chảy vào hết bên trong nên vỏ ốc chứa được lượng rượu khá lớn, cảm tưởng “ngàn chén không hết”
Uống rượu với cốc vẹt làm từ vỏ ốc anh vũ với sức rót dài như vậy không chỉ thú vị mà còn rất tao nhã và giàu cảm xúc. Từ xa xưa, các tiền nhân đã biết cách tận dụng thiên nhiên và sáng chế ra rất nhiều phát minh thông minh như thế này khiến người đời sau cũng phải trầm trồ.
Theo nghiên cứu về sau của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, vào thời phong kiến cốc vẹt “uống mãi không cạn” này đã từng rất được săn đón. Thế nhưng người đời sau lại không biết nhiều về nó là do loại ốc anh vũ gần như đã bị tuyệt chủng. Loài ốc này sống ở dưới vài trăm mét nước biển ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nên không dễ gì để tìm kiếm. Điều đó có nghĩa là dù chỉ là vỏ ốc nhưng vào thời bấy giờ, chiếc cốc “Thạch Sanh” này cũng là một vật báu vô giá chẳng kém gì ngọc ngà châu báu.
Nguồn: Sohu
https://soha.vn/coc-ruou-ky-di-uong-mai-khong-het-trong-ngoi-mo-co-su-that-chi-duoc-he-lo-sau-khi-chup-x-quang-20210119154505278.htm