"Khi đi lạc trong rừng, muốn sống sót cần những gì?" Kinh nghiệm sống còn từ những chuyên gia tới từ Tổ Ong - đơn vị tổ chức tour trekking hàng đầu

Câu chuyện đầy thương tâm của các phượt thủ một đi không trở lại trên những cung đường hùng vĩ nhưng hiểm trở luôn là một nỗi đau không thể nói nên lời dù với bất kì ai. Với Tổ Ong Adventure – đơn vị chuyên tổ chức các tour du lịch mạo hiểm ở Việt Nam gắn liền với trải nghiệm thiên nhiên, đó lại là một sứ mệnh, một nhiệm vụ phải làm để giúp bất kì ai có niềm đam mê “xê dịch” hiểu rõ hơn và bảo vệ mình tốt hơn trên những chuyến đi của tuổi trẻ này!

Là đơn vị tổ chức tour du lịch gắn liền với thiên như trekking, hiking, walking, climbing, camping kết hợp với các môn thể thao mạo hiểm như leo vách đá, chèo thuyền hơi, chèo kayak, zipline và nhận được sự tin tưởng và yêu thích của các khách hàng hàng đầu miền Nam. Để nhận được sự tín nhiệm đó, suốt 2 năm qua từ khi thành lập đến nay, Tổ Ong Adventure luôn cố gắng giữ gìn 3 giá trị cốt lõi An toàn – Chuyên nghiệp – Bền Vững. Bên cạnh đó, Tổ Ong luôn tập trung vào xây dựng chất lượng chuyên môn của đội ngũ, để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm đáng giá mà vẫn đảm bảo an toàn, kĩ thuật.

Đến với buổi phỏng vấn, Tổ Ong muốn mang tới cho độc giả, những người đã biết hoặc chưa biết và đang muốn tìm hiểu về loại hình du lịch thám hiểm một góc nhìn cụ thể, chuyên nghiệp với những rủi ro mà bất kì ai cũng có thể gặp phải khi tham gia trekking.

Mọi người hầu hết đều đã hiểu sai về trekking

Tổ Ong có suy nghĩ thế nào về vấn nạn những bạn trẻ đang lầm tưởng về khái niệm trekking, hiking, walking,… và thiếu sự chuẩn bị khi vào rừng, dẫn đến những hệ quả đáng tiếc?

(Chiến) Việc đi phượt nó bắt đầu từ khi người ta đi xe máy kìa, người ta đi khắp nơi như Nha Trang, Đà Lạt,… rồi sau khi đi hết những nơi có thể đi thì các bạn bắt đầu nghĩ đến rừng, thì có một vài nhóm nhỏ bắt đầu đi vào rừng, thường sẽ đi Lang Biang và nó là nơi phổ biến nhất, sau này mới đến Tà Năng. Nhưng các bạn cũng không tới mức không chuẩn bị gì khiến cho các bạn đi lạc mà chỉ khi các bạn không nghe theo hướng dẫn của guide thì mới đi lạc thôi. Còn hiện tại thì số lượng các bạn trẻ hiểu về trekking khá ít, và đó cũng là điều mà Tổ Ong đang hướng tới: Giúp các bạn hiểu về các khái niệm này rõ hơn. Như trekking thì các bạn phải chinh phục một độ dốc rất là cao, còn bình thường như Tà Năng – Phan Dũng thì được đánh giá như một cung hiking khá nhẹ nhàng, còn như núi Chúa thì mới gọi là trekking. Thậm chí Bù Gia Mập thì cũng là cung walking thôi. Nhưng phần lớn các công ty du lịch hiện tại đều gọi đó là trekking khiến nhiều bạn đang hiểu nhầm. Khi đi trekking đúng các bạn phải chuẩn bị sẵn tinh thần để leo trèo, chuẩn bị những thứ như túi, nước, đồng hồ GPS,… Còn nếu đã dùng tới dây hay búa thì đó gọi là climbing, cần rất nhiều kĩ thuật.

Xác suất bị lạc khi đi trekking có cao không?

Nếu xét về dịch vụ của Tổ Ong thì xác suất đi lạc gần như bằng không vì bên mình kiểm soát rất kĩ về yếu tố an toàn. Tuy nhiên, với các đoàn tự túc, với những cung phổ biến và đường mòn nhiều thì sẽ rất khó lạc, còn những cung như Bi Đúp, thiên nhiên thay đổi liên tục thì khả năng đi lạc khá cao. Vì mỗi khi thời tiết thay đổi, chỉ cần một trận mưa thôi cũng có thể xoá đi dấu đường. Có những mùa gần như không thể đi được vì không có dấu đường đi luôn.

Có con số thống kê cụ thể nào về những trường hợp đi lạc không?

(Hoàng) Vào những năm 2014-2015 thì có bởi thời điểm đó khá nhiều anh em đi lạc, lúc đó thiếu những trang thiết bị, GPS hay thậm chí là người dẫn đường cũng rất là ít. Đặc biệt là hệ sinh thái của Việt Nam là rừng mưa nhiệt đới nên chỉ cần 2 tháng thôi lá cây sẽ che hết đường đi. Có một số rừng lá khô sau khi rụng xuống không bị tiêu huỷ và cứ dày lên theo năm tháng, mất đường mòn.

Cẩm nang “thoát lạc” khi lạc lối giữa rừng sâu

Khi bắt đầu nhận thức mình đang lạc đường, ta nên làm gì? Có những thứ dụng cụ gì nên chuẩn bị để có thể hỗ trợ khi đi lạc không?

(Hoàng) 100% các bạn bị lạc sẽ hoảng loạn nên hãy cố giữ bình tĩnh. Còn về những dụng cụ hỗ trợ khi đi lạc thì có một thứ sẽ giúp bạn không bao giờ lạc đó là book một bạn Local dẫn đi. Còn chuẩn bị thì tuỳ vào địa hình, đôi khi ở những ngọn núi la bàn không sử dụng được vì kim loại ở đó sẽ cản trở la bàn. Những nơi suối nhiều thì không thể dùng bản đồ giấy. Nếu đi nhiều ngày thì lại không thể mang thiết bị điện tử,…

(Chiến) Và một vài tips nhỏ khi bạn đi lạc, hãy mang theo một bình nước để có thể rót nước ở bất cứ đâu, suối, hồ,… và nếu bị lạc thì đừng đi lung tung khỏi địa điểm đi lạc, những người dẫn đường sẽ quay lại để tìm bạn. Tiếp theo là những thiết bị đánh lửa, giúp sưởi ấm và tạo tín hiệu để người khác tìm kiếm mình.

Có cách nào để tìm hỗ trợ khi đi lạc không?

(Hoàng) Hai cách hay được sử dụng nhất chính là đốt lửa và tạo âm thanh. Đa số là những trường hợp tự đốt lửa để tạo ra tín hiệu từ xa để cứu hộ viên sẽ tìm tới để cứu. Còn âm thanh thì khi người ta vẫn còn sức để cầu cứu và đôi khi là tuyệt vọng rồi. Nếu xung quanh có những người địa phương đi lấy gỗ, khai thác lâm sản sẽ tới cứu. Cũng có đôi khi người đi lạc sẽ lắng nghe âm thanh xung quanh và đi tới nơi có tiếng ồn như tiếng thác, tiếng cưa gỗ,…

Vậy gần như việc kêu cứu trong rừng là không hiệu quả ?

(Hoàng) cũng tuỳ vào khu rừng, ví dụ như rừng quốc gia sẽ có rất ít người nên kêu cứu cũng khó có người nghe thấy, nếu rừng phòng hộ hay rừng đặc dụng thì sẽ có người dân đi khai thác lan rừng hoặc săn bắt thì dễ có cơ hội được cứu hơn. Hay rừng rậm thì âm thanh không vang nên dù có kêu cứu thật to thì xung quanh 200m cũng không có ai nghe thấy được.

Khó khăn nhất khi làm việc với khách hàng của Tổ Ong là gì?

(Hoàng) Khó khăn nhất chắc là nằm ở sự tin tưởng của khách, có đáng tin không? Có nhiều kinh nghiệm không? Có chứng chỉ gì không? Nhưng thường khách sẽ thắc mắc nhiều nhất về chuyện đi lạc và các hình thức cứu hộ khi bị lạc.

Độ tuổi khách hàng của Tổ Ong dao động ra sao?

(Hùng) Thường sẽ từ 28 -35, lượng khách này thường sẽ rất thận trọng và đã tìm hiểu kĩ trước khi đi. Còn trẻ hơn thì sẽ là 22 -28, đây là nhóm đối tượng muốn thử nghiệm nhiều hơn nên cũng phụ thuộc vào guide nhiều hơn.

Tổ Ong đã từng tham gia giải cứu trường hợp đi lạc nào chưa?

(Hoàng) Thậm chí là chúng tôi cũng đã tự đi lạc rất nhiều, nhất là những khi đi khảo sát cung đường mới. Nhưng cũng rất may là đều đã có sự chuẩn bị trước nên cũng không có nhiều lo lắng lắm. Còn khi đi giải cứu thì cần phải có kiến thức và kĩ năng, cùng kinh nghiệm. Trước tiên thì phải phân tích là lạc ở đâu, có thể gặp rủi ro gì. Ví dụ như ở đó có hẻm núi hoặc hang thì không thể phát âm thanh cứu hộ, hay rừng có hố đá thì không thả chó nghiệp vụ đi tìm được. Tuỳ vào những dữ liệu phân tích được thì sẽ cho ra những phương án ứng cứu phù hợp.

Có trường hợp nào Tổ Ong bất lực không thể cứu được chưa?

(Hoàng) Trường hợp đó thì sẽ tính được từ trước rồi. Ví dụ như con người chỉ cần thiếu nước 3 ngày thì đã không thể sống được rồi, trong 1 ngày mà nhiệt độ hạ xuống dưới 10 độ thì cũng có thể sẽ không trụ lại qua đêm.

Trên mạng và trong rừng: Nơi nào an toàn hơn?

Có một tranh cãi đã nổ ra về vấn đề: “Ở trong rừng hay trên mạng an toàn hơn?”. Tổ Ong nhận xét thế nào về vấn đề này?

(Chiến) Vào rừng thì chưa bị bully bao giờ nhưng lên mạng thì đúng là rất dễ bị Cyberbully. Tuy vậy, vào rừng nếu không chuẩn bị kĩ thì điều đó rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tính mạng. Ở góc độ của Tổ Ong thì rất mong mọi người có thể tìm hiểu kĩ, ít nhất là với khu rừng mà mình chuẩn bị vào. Những thứ mà bạn cần biết đó là địa hình khu rừng đó như thế nào, độ dốc ra sao, và nhất là lương thực thực phẩm phải được chuẩn bị đầy đủ. Đối với những người muốn khám phá thì phải đi cùng với những hội nhóm và chuẩn bị đầy đủ thiết bị định hướng để tránh việc mất phương hướng lúc đi.

Tổ Ong có sự tiếc nuối vào với những bạn trẻ đã quá ngây ngô, mạo hiểm đi vào đó và ở lại đó mãi mãi không?

(Chiến) Đã làm nghề này thì không bao giờ muốn nghe những chuyện như vậy hết, rất là xót, sinh mạng con người mà. Và mình làm nghề này nên những chuyện như vậy chắc chắn phải cố gắng để nó không thể xảy ra. Ngay cả những cung đường mà Tổ Ong tổ chức thì nó cũng không đơn thuần là chỉ đi tới đích rồi thôi, mà guide phải có nhiệm vụ chăm lo cho khách hết sức có thể, nhất là khả năng tiếp cận y tế nếu có chuyện bất trắc gì xảy ra.

Tà Năng – Phan Dũng là một cung đường được rất nhiều bạn trẻ cũng như truyền thông quan tâm trong thời gian gần đây. Ai cũng tỏ ra kiêng dè và sợ sệt khi nhắc tới cung đường này. Vậy theo Tổ Ong thì TNPD có thực sự đáng sợ không?

(Hùng) Tất cả những cung đường mà Tổ Ong tổ chức đều đã được tính toán kĩ cả về độ an toàn, hậu cần, y tế và những người hỗ trợ đều là chuyên gia đi rừng. Riêng về TNPD thì nó rất an toàn nếu bạn đã chuẩn bị đủ và lắng nghe người dẫn đường.

Thường nếu bạn bị tai nạn thì do điều kiện thời tiết không đoán trước được, còn những nguyên nhân khác thì hầu như không có.

Với những bạn trẻ không biết Tổ Ong, không biết phải tìm những nơi tổ chức tour và bài báo này sẽ là nơi đầu tiên các bạn ấy tiếp cận được với TNPD thì Tổ Ong có những lời khuyên nào tới các bạn trẻ không?

(Hoàng) Với những bạn trẻ muốn đến TNPD nhưng chưa có kế hoạch nào cụ thể thì đây là những điều cần lưu ý:

Ăn, ngủ, nghỉ cần tính toán hợp lý. Thường những bạn đi rừng sẽ mang tâm lý chinh phục, nhưng đôi khi điều đó dễ bị biến thành sự thể hiện và dễ xảy ra sự cố, lúc đó sẽ có nhiều câu chuyện xảy ra về con người, tài nguyên.

Hãy đi cùng người có kinh nghiệm, vì chỉ có kinh nghiệm mới giúp bạn sống sót được trong những trường hợp đi lạc thôi.

1. Hai cách gây sự chú ý hay được sử dụng nhất chính là đốt lửa và tạo âm thanh. Đa số là những trường hợp tự đốt lửa để tạo ra tín hiệu từ xa để cứu hộ viên sẽ tìm tới để cứu. Còn âm thanh thì khi người ta vẫn còn sức để cầu cứu và đôi khi là tuyệt vọng rồi. Nếu xung quanh có những người địa phương đi lấy gỗ, khai thác lâm sản sẽ tới cứu.

2. Trekking thì các bạn phải chinh phục một độ dốc rất là cao, còn bình thường như Tà Năng – Phan Dũng thì được đánh giá như một cung hiking khá nhẹ nhàng, còn như núi Chúa thì mới gọi là trekking. Thậm chí Bù Gia Mập thì cũng là cung walking thôi. Nhưng phần lớn các công ty du lịch hiện tại đều gọi đó là trekking khiến nhiều bạn đang hiểu nhầm.

3. Trường hợp không thể cứu đó thì sẽ tính được từ trước rồi. Ví dụ như con người chỉ cần thiếu nước 3 ngày thì đã không thể sống được rồi, trong 1 ngày mà nhiệt độ hạ xuống dưới 10 độ thì cũng có thể sẽ không trụ lại qua đêm.

4. Những thứ mà bạn cần biết đó là địa hình khu rừng đó như thế nào, độ dốc ra sao, và nhất là lương thực thực phẩm phải được chuẩn bị đầy đủ. Đối với những người muốn khám phá thì phải đi cùng với những hội nhóm và chuẩn bị đầy đủ thiết bị định hướng để tránh việc mất phương hướng lúc đi.

5. Ăn, ngủ, nghỉ cần tính toán hợp lý. Thường những bạn đi rừng sẽ mang tâm lý chinh phục, nhưng đôi khi điều đó dễ bị biến thành sự thể hiện và dễ xảy ra sự cố.

6. Hãy đi cùng người có kinh nghiệm, vì chỉ có kinh nghiệm mới giúp bạn sống sót được trong những trường hợp đi lạc thôi.

7. Một vài tips nhỏ khi bạn đi lạc là hãy mang theo một bình nước để có thể rót nước ở bất cứ đâu, suối, hồ,… và nếu bị lạc thì đừng đi lung tung khỏi địa điểm đi lạc, những người dẫn đường sẽ quay lại để tìm bạn.