Đi dọc Việt Nam, khám phá mâm cỗ Tết 3 miền để thấy ẩm thực Việt Nam tinh tế cỡ nào
Nền ẩm thực Việt Nam là một trong những điều khiến chúng ta vô cùng tự hào bởi sự đa dạng và hài hoà. Xuyên suốt dải đất hình chữ S, ẩm thực ở mỗi miền đất nước lại có những nét đặc trưng riêng. Chẳng cần nói đâu xa, như ngay mâm cỗ Tết thôi cũng đã cực kỳ sinh động và phong phú. Như cách mà ai đó từng nói, mỗi mâm cỗ Tết của 3 miền Bắc – Trung – Nam đều như những bức tranh có màu sắc riêng, bố cục riêng, và hàm chứa rất nhiều ý nghĩa thú vị.
Mâm cỗ Tết miền Bắc – Cầu kỳ và tinh tế
Từ xa xưa, mâm cỗ Tết miền Bắc đã được làm theo “nguyên tắc” 4 bát 4 đĩa, tượng trưng cho tứ trụ, 4 mùa, 4 hướng… Ở các gia đình dư dả hơn thì có thể là 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa. Trên mâm cỗ luôn có đủ màu xanh đỏ, có các món ăn đa dạng từ món xào, món hấp đến món canh… Và một điểm đặc trưng nhất trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc chính là các món ăn giàu năng lượng, phù hợp với khí hậu của mùa đông miền Bắc như canh măng, canh bóng thả, thịt kho đông. Và tất nhiên, món không thể thiếu chính là bánh chưng ăn với dưa hành.
Mâm cỗ Tết miền Trung – Đơn giản nhưng chân thành
Nét đặc trưng của mâm cỗ Tết miền Trung chính là sự đặc sắc của gia vị, có đủ các hương vị chua cay mặn ngọt, mỗi món ăn đều đậm đà theo một phong vị rất riêng. Các món ăn thường được đặt trong những chiếc đĩa nhỏ, mỗi thứ một ít, bày biện trên một chiếc mâm tròn. Tất cả thể hiện sự chắt chiu và san sẻ, đơn giản nhưng chân thành và tần tảo như những con người miền Trung.
Mâm cỗ Tết miền Nam – Phóng khoáng, không quá câu nệ hình thức
Như chính tính cách của những người con phía Nam, phóng khoáng, thoải mái, dễ chịu, mâm cỗ Tết miền Nam cũng chính là như vậy. Các món ăn cũng vô cùng đa dạng, có màu sắc bắt mắt, hấp dẫn. Các món ăn trên mâm cũng gần gũi hơn cả với khí hậu nhiệt đới do khí hậu Tết miền Nam không lạnh như miền Bắc. Trong đó, có những món không thể thiếu chính là canh khổ qua dồn thịt, thịt kho hột vịt hay bánh tét ăn kèm với củ kiệu…
Ngày nay, ngày Tết đã có thêm rất nhiều món ăn khác cũng ngon và đẹp không kém, dù vậy mâm cỗ Tết cổ truyền vẫn được các gia đình duy trì, là điều vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Thế nhưng, để các món ăn ngày Tết được hài hoà hơn, an lành hơn, vừa tốt cho sức khoẻ mà ăn không bị ngán thì nhiều gia đình đã thay đổi đôi chút trong cách chế biến. Đôi khi, chỉ là thay đổi một chút gia vị, bớt đi chút dầu mỡ, thêm thìa hạt nêm vào lại khiến món ăn ngon hơn rất nhiều.
Và vẫn phải công nhận rằng, dù khác nhau nhưng ở mỗi nơi, trên mâm cỗ Tết luôn có sự an hoà giữa các món ăn, mang những nét đặc trưng riêng, phù hợp với nền ẩm thực từng miền và không kém phần ý nghĩa. Tết này, hãy cùng mẹ vào bếp chuẩn bị các món ngon cho gia đình nhé!
Tết này hãy cùng Knorr tôn vinh tinh hoa ẩm thực Việt bắt đầu từ những nguyên liệu khỏe lành quen thuộc dễ tìm đặc trưng cho 3 miền đất nước. Knorr sẽ đồng hành cùng bạn tạo ra những biến tấu cho món Tết và mâm Tết vừa lành, vừa ngon, vừa lạ mà quen để mâm Tết Việt khỏe mạnh mà cân bằng.
Cùng Knorr khám phá vị tết an hoà, an lành xuân sang cùng hơn 21 công thức món Tết an hòa từ Chef Nickie Trần TẠI ĐÂY và đừng quên tham gia ngay thử thách Khoe món Tết an hòa – Rước lộc quà bao la để rinh ngay quà tặng có tổng trị giá tới 150 triệu đồng TẠI ĐÂY bạn nhé!
https://kenh14.vn/di-doc-viet-nam-kham-pha-mam-co-tet-3-mien-de-thay-am-thuc-viet-nam-tinh-te-co-nao-20220105160310578.chn