Không có tủ lạnh, các cụ ngày xưa vẫn bảo quản thực phẩm siêu hiệu quả
Vào thời quá khứ, khi tủ lạnh chưa xuất hiện thì người ta đã dùng 5 cách dưới đây để bảo quản thực phẩm, thức ăn lâu ngày.
Từ thời xa xưa vào lúc mùa thu đến, mọi người lại bắt đầu thu hoạch lương thực càng nhiều càng tốt để dự trữ cho mùa đông lạnh giá. Nhiều gia đình đã dành phần lớn thời gian vào mùa này cho việc thu hoạch và bảo quản thức ăn vì đó sẽ là nguồn lương thực chính cho cả nhà. Việc bảo quản các loại thức ăn vào thời đại này trở nên đơn giản với tủ lạnh hoặc các thiết bị trữ đông khác. Tuy nhiên vào thời quá khứ, khi tủ lạnh chưa xuất hiện thì người ta đã bảo quản thức ăn như thế nào?
1. Đóng hộp
Đóng hộp là cách thức bảo quản thực phẩm phổ biến trong quá khứ. Đầu tiên thực phẩm sẽ được chế biến sơ hoặc nấu kỹ để khử trùng, sau đó cho vào lọ (thường là thủy tinh) và vặn chặt nắp để không khí không lọt vào. Cách này có thể sử dụng với hầu như toàn bộ các loại thực phẩm, ví dụ như thịt, rau củ, cá, …
2. Làm khô
Làm khô được cho là cách đơn giản và đỡ tốn sức nhất trong việc bảo quản thực phẩm. Đa số các loại nấm mốc/vi khuẩn đều cần môi trường ẩm ướt để tồn tại, làm khô thực phẩm sẽ khiến nó có thể lưu trữ trong thời gian dài vì thành phần nước trong thức ăn đã bị thoát ra ngoài hết. Người xưa thường treo thực phẩm để làm khô tự nhiên dưới ánh mắt trời và gió, hoặc làm khô bằng lò.
3. Lên men
Lên men cũng tương tự như việc đóng hộp, tuy nhiên nó không kín khí vì lên men cần sự trợ giúp từ các vi khuẩn tốt bên ngoài để đẩy lùi các loại vi khuẩn có hại trong thực phẩm. Thực phẩm lên men nổi tiếng thế giới là kim chi của Hàn Quốc. Ngoài ra còn có thể lên men nhiều loại thực phẩm khác nhau, ví dụ như sữa (yogurt), cá, thịt, rau củ,…..
4. Muối
Dùng muối để bảo quản thịt là cách bảo quản được dùng từ rất lâu. Vi khuẩn không thể sống và sản sinh ở những nơi có nồng độ muối trên 10%. Người xưa đã dùng hỗn hợp muối và đường để xát lên những miếng thịt mỏng, sau đó trữ ở môi trường thoáng mát. Nếu muốn ăn chỗ thịt đó, người ta phải ngâm nước và rửa thịt nhiều lần để khử muối. Thực phẩm phổ biến để muối là cá biển..
5. Xông khói
Xông khói là một dạng làm khô thực phẩm, đồng thời tăng thêm hương vị và màu sắc. Thịt xông khói thường khó bị mốc hơn thịt thông thường. Người xưa thường muối thịt, sau đó xông khói để bảo quản tốt hơn!.