Mẹ đã triệt sản vẫn cấn bầu, bệnh viện đền tiền nuôi con đến năm 18 tuổi
Sau khi sinh con thứ 5, cứ tưởng đã triệt sản thì có thể yên tâm, ai ngờ bà mẹ này lại tiếp tục mang thai con thứ 6.
Bà chị em kết hôn xong 5 năm sinh liền 3 đứa. Nhà đông con thì cũng vui thật, nhưng vất vả là chuyện đương nhiên nên thấy bả cũng than tối ngày, giờ suốt ngày cứ nơm nớp lo sợ bầu tiếp vì vốn cơ địa “mắn đẻ”, mà các mẹ cũng biết rồi đó, đâu có biện pháp nào chắc chắn hiệu quả 100%. Việc lựa chọn biện pháp tránh thai cũng là một trong những vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu, vì tìm được biện pháp hiệu quả, an toàn với bản thân đúng là điều chẳng dễ dàng chút nào. Đặc biệt là mấy cái vụ dù đã “biện pháp” nhưng thai thì vẫn cấn đều, rồi tác dụng phụ mỗi người mỗi kiểu. Nếu không có kế hoạch sinh con nữa, nhiều chuyên gia khuyên các mẹ cân nhắc biện pháp triệt sản. Đây là biện pháp an toàn, hiệu quả, thích hợp cho những cặp đôi không có ý định sinh thêm con. Mà dù hiệu quả cao nhưng đúng là vẫn chưa có biện pháp nào đảm bảo 100% vì vẫn có những trường hợp triệt sản rồi nhưng vẫn mang bầu á nha các mẹ, điển hình như câu chuyện dưới đây nè.
Đó là câu chuyện của người mẹ tên Premila Thakor sống tại Ấn Độ. Cô cho biết cơ địa rất dễ mang thai nên trước đó tổng cộng đã mang thai 5 lần. Ở lần sinh thứ 5, do quyết không sinh con nữa nên Premila đã quyết định kết hợp sinh mổ kèm phương pháp triệt sản thắt ống dẫn trứng. Lúc ấy, các bác sĩ khuyên cô đây là phương pháp tối ưu với tỷ lệ bảo vệ gần như tuyệt đối. Thế nên người mẹ trẻ hết sức yên tâm.
Cứ tưởng sau khi triệt sản, cô có thể chú tâm chăm sóc cho 5 đứa trẻ mà không lo lắng đến chuyện liệu mình có mang thai nữa hay không thì một lần nữa, Premila lại phát hiện mình đã cấn bầu. Do không đủ sức khỏe cũng như khả năng kinh tế, cô đã đến bệnh viện để đình chỉ thai nhưng sau đó lạ được chuyển đến một phòng khám tư. Tại đây, chi phí cho một ca đình chỉ thai khoảng 9000 Rs (khoảng 2,8 triệu đồng). Không có khả năng chi trả, người mẹ quay về và tiếp tục mang thai.
Một điều không may mắn nữa là trong lần mang thai thứ 6 này, em bé lại bị dị tật, điều đó khiến cả gia đình Premila càng ngày càng khó khăn hơn. Sau khi sinh, cô quyết định khởi kiện bệnh viện đã triệt sản cho mình. Cô cho biết đây là trách nhiệm của bệnh viện khi đã triệt sản nhưng cô vẫn mang thai ngoài ý muốn, điều này tổn hại rất nhiều đến sức khỏe, tinh thần của người mẹ. Hơn nữa, do hoàn cảnh khó khăn, vợ chồng cô cũng không có đủ điều kiện để nuôi con, nhất là khi đứa con thứ 6 này lại bị dị tật, những chi phí chăm sóc, chữa bệnh cho con lại càng đội lên nhiều hơn.
Sau khi khởi kiện, cuối cùng phía bệnh viện đã phải chấp nhận bồi thường 3,4 vạn Rs (khoảng 107 triệu đồng), 10.000 Rs (khoảng 3 triệu đồng tiền tôn thương tinh thần,5.000 Rs (1,5 triệu đồng) chi phí pháp lý và chu cấp 1.500 Rs (khoảng 500.000 đồng) mỗi tháng cho đến khi đứa trẻ được 18 tuổi.
Hiện nay, chi phí để nuôi một đứa trẻ chẳng hề nhỏ chút nào. Vì thế nếu “lỡ làng” như thế thì đúng là vỡ kế hoạch, khổ sở đủ đường. Nếu gia đình có điều kiện nuôi con thì còn cố gắng được, nhưng nếu hoàn cảnh khó khăn thì lại vừa khổ bố mẹ lại vừa khổ con. Thế nên khi chọn bất cứ biện pháp nào, chị em cũng nhớ tìm hiểu kỹ và đừng nên quá chủ quan nhé. Hãy chú ý đến sức khỏe và những dấu hiệu nhỏ trên cơ thể để kịp phát hiện những thay đổi một cách kịp thời.