Người đàn ông đem đôi đũa ngọc gia truyền đi kiểm định bảo vật, chuyên gia nói 1 câu xong lập tức muốn nôn tại chỗ vì quá ám ảnh
Chương trình Kiểm định bảo vật của Trung Quốc trong nhiều năm qua đã giúp phát hiện hàng ngàn bảo vật, đồ cổ có giá trị khác nhau. Có người mang đồ thẩm định đến là hàng thật có thể giúp đổi đời, có người phải ngậm ngùi ra về vì sở hữu hàng giả. Nhưng có trường hợp, ngay cả khi bảo vật là thật thì vẫn khiến cho chủ nhân của nó không vui vẻ cho lắm như người đàn ông dưới đây.
Người tham gia đã đem đến chương trình một thứ được gọi là “đôi đũa” làm bằng ngọc, giới thiệu là do tổ tiên ông bà mình để lại, không còn rõ nguồn gốc ban đầu. Dù mọi người gọi là đũa nhưng độ dài nó rất ngắn và dày. Nhìn thấy màu xanh đẹp mắt của “đôi đũa”, mọi người đều cho rằng đây là bảo vật có giá trị.
Mọi người trong gia đình gọi đây là đũa dù tin rằng nó có công dụng khác nhưng không rõ là gì
Người đàn ông cũng hồ hởi chia sẻ rằng hồi nhỏ, ông từng dùng cố gắng nó để xới cơm vì nghịch ngợm tò mò dù nó quá ngắn, kết cấu cũng không còn quá hoàn hảo do bị thời gian bào mòn. Gia đình ông thoải mái dùng “đũa” dù nghĩ nó giá trị vì tin rằng đây là đồ gia truyền, có “hương vị lịch sử”, có thể mang lại cho mình sự giàu có và may mắn.
Khi cầm hiện vật lên, các chuyên gia của chương trình đều trầm ngâm một lúc. Chỉ cần nhìn thoáng qua, họ dường như đã hiểu đây là bảo vật gì. Một vị cuối cùng lên tiếng: “Đây không phải là đôi đũa, đây là ngọc để bịt cửu khiếu”.
Chuyên gia cũng khá ái ngại khi phải chia sẻ sự thật với người đàn ông
Lời tuyên bố này đã khiến người đàn ông lập tức đứng hình, bàng hoàng, không dám tin vào tai mình. Một số khán giả trong trường quay hiểu khái niệm “cửu khiếu” cũng bất ngờ, một số còn cười khúc khích.
Theo văn hóa Trung Hoa, người xưa coi ngọc là biểu tượng của quyền lực. Từ thời Tây Chu đến thời Hán, khi an táng người đã khuất, người ta sẽ bịt chín lỗ thông, hay còn gọi là “cửu khiếu” của người đã khuất bằng đá hoặc ngọc để ngăn các chất thải còn có trong thi thể thoát ra ngoài. Về tâm linh, việc chặn các lỗ này vào hài cốt được cho sẽ làm linh hồn người chết được “phong ấn”, chờ đợi hồi sinh ở kiếp sau.
Những đồ vật dùng để bịt cửu khiếu đã được khai quật rất nhiều ở các ngôi mộ cổ. Với dân thường, họ chỉ sử dụng loại đá, ngọc phổ thông. Còn các vị quý tộc, vua chúa thì dùng ngọc quý hiếm, giá trị càng cao càng chứng tỏ địa vị của chủ nhân mộ.
9 lỗ của người chết được bịt lại trước khi an táng
Cái gọi là “cửu khiếu” bao gồm hai mắt, hai lỗ mũi, hai lỗ tai, miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn. Mỗi một nơi sẽ có ngọc bịt hình dạng khác nhau, ví dụ như mắt thì hình thoi, lỗ mũi thì hình trụ, nút tai hình bát giác,… Theo các chuyên gia, dựa theo hình dạng của “chiếc đũa” được đem đến thẩm định thì vật này là ngọc được dùng để bịt phần hậu môn.
Đôi đũa thật ra là 2 miếng ngọc dùng để bịt hậu môn người mất thời xưa
Sự thật hãi hùng về “đôi đũa” đã khiến cho cả trường quay đều bối rối, vừa buồn cười lại vừa rùng mình. Sau một hồi bình tĩnh lại, người đàn ông chia sẻ rằng nghĩ đến việc mình từng dùng “đũa” thoải mái ăn cơm làm ông thấy ớn lạnh và buồn nôn.
Dù bảo vật tổ tiên để lại là “hàng thật giá thật” vẫn khiến người đàn ông xanh mặt
Chuyên gia sau đó đã trấn an ông: “Tin vui cho anh là bảo vật gia truyền này thực sự làm từ đá quý, lại mang giá trị lịch sử nên nó có giá ước tính ít nhất cũng được 60.000 NDT (khoảng 220 triệu đồng). Dù sao cũng là món đồ cổ vô cùng giá trị, chuyện trong quá khứ chúng ta có thể tạm quên đi”.
Giá trị không nhỏ của “đôi đũa” – ngọc bịt cửu khiếu dù thế nào cũng đã làm người đàn ông vui trong sự ám ảnh. Sau cùng, trước khi chào chuyên gia ra về, ông nói đùa rằng có lẽ tối nay về nhà mình sẽ tạm thời không dám ăn cơm như bình thường nữa.
Nguồn: Sohu