Nhặt cục đá trắng trên bãi biển, nhờ hành động khôn ngoan, chàng trai nhận về 350 triệu
Nhờ có hành động đúng đắn, chàng trai đã kiếm được 1 món hời lớn từ cục đá trắng mà mình nhặt được trên bãi biển.
Nhà của Thiếu Hoằng ở gần biển nên khi rảnh rỗi anh thường ra bãi biển dạo chơi. Lần này, Thiếu Hoằng vô tình phát hiện ra 1 cục đá màu trắng đang nằm trên bãi cát dọc đường mình đi. Cục đá khá lớn, có màu trắng sáng, hình dáng rất độc đáo nên anh ta đã mang nó về nhà.
Sau khi rửa sạch cát bám trên hòn đá, Thiếu Hoằng nhận thấy bề mặt của nó có rất nhiều đường vân rõ ràng. Rõ ràng, cục đá này không giống với những viên đá thông thường khác.
Thiếu Hoằng đã mang cục đá đi khắp trong làng và hỏi thăm hàng xóm láng giềng nhưng mọi người đều nói họ chưa từng thấy thứ tương tự như vậy trước đây. Vì thế, Thiếu Hoằng quyết định đem cục đá tới 1 chợ đồ cổ trên thành phố để tìm 1 chuyên gia nhờ thẩm định.
Cuối cùng, Thiếu Hoằng may mắn tìm được 1 vị chuyên gia biết được lai lịch thực sự của cục đá mà anh ta nhặt được. Vị này cho biết, cục đá trắng này thực sự là 1 kho báu rất quý giá. Giá trị ước tính của viên đá mà Thiếu Hoằng nhặt được ít nhất là 100.000 NDT (hơn 350 triệu VND).
Vừa nghe thấy lời nhận định của chuyên gia, Thiếu Hoằng cảm thấy vô cùng bất ngờ và khó tin bởi trong mắt anh ta, cục đá này tuy có điểm khác thường nhưng không thể là báu vật được. Đồng thời, Thiếu Hoằng cũng cảm thấy mình thật đúng đắn khi nhờ chuyên gia kiểm tra cục đá này, nhờ vậy, anh đã có trong tay 1 món tiền khá hời.
Theo chuyên gia, cục đá này là vỏ của 1 loài sinh vật biển có tên gọi là Tridacna, hay còn gọi là trai tai tượng. Trai tai tượng là loài trai lớn nhất trong ngành thân mềm. Loài trai tai tượng này có chiều dài vỏ lên đến 30cm. Chúng sống ở vùng nước cạn trên rạn san hô.
Trai tai tượng là loài sống cực thọ, vòng đời tới 100 tuổi, mỗi con có màu sắc hoa văn khác nhau không bao giờ trùng lặp. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng biển ấm Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Người ta phát hiện loài trai này ở độ sâu khoảng 20m so với mặt nước biển, nơi có rạn san hô. Nếu được sinh trưởng trong môi trường thuận lợi, chúng có thể đạt kích cỡ tới 1,5m và nặng 300kg.
Với kích cỡ khổng lồ như vậy nên chúng có thể cho ra những viên ngọc lên tới hàng chục kg, tuy nhiên loài trai tai tượng rất hiếm tạo được ngọc. Ngoài ra, trai tai tượng còn có vỏ dày nên người ta thường lấy vỏ của chúng để tạo hình tác phẩm điêu khắc, thậm chí có thể mài tròn rồi nhuộm giả thành ngọc ốc. Vỏ của chúng sau khi được chạm khắc có thể được bán với giá cao ở Trung Quốc.
Bên cạnh đó, vỏ của trai tai tượng còn được dùng như 1 vị thuốc quý trong Đông y. Vỏ trai tai tượng khi dùng làm thuốc có khả năng chữa trị các bệnh về xương khớp, bệnh tim và huyết áp.
Môi trường sống của trai tai tượng khổng lồ tại các rạn san hô – cũng đã và đang bị yếu đi và mất dần do tác động đến từ các hoạt động của con người và hiện tượng biến đổi khí hậu. Trai tai tượng khổng lồ là loài không di chuyển, việc mất đi môi trường sống đồng nghĩa với việc chúng sẽ không thể tiếp tục tồn tại. Chính vì thế, hiện nay trai tai tượng đã được đưa vào sách đỏ của Việt Nam.