Bàn chân thay đổi theo 3 cách này, coi chừng bệnh K đang phát triển
Nếu muốn biết bản thân liệu đang có nguy cơ mắc bệnh K hay không, bạn có thể nhìn 3 dấu hiệu này ở bàn chân.
Nhờ sự tiến bộ không ngừng của y học hiện đại, chúng ta ngày càng có nhiều sự hiểu biết hơn về bệnh K, đây dù là một căn bệnh đặc biệt nhưng hoàn toàn vẫn có thể điều trị được nếu chúng ta phát hiện sớm.
Tuy nhiên bệnh K giai đoạn đầu thường bộc lộ rất ít dấu hiệu vì thế người bệnh thường dễ dàng bỏ qua nó và không kịp thời nắm bắt cơ hội để điều trị bệnh trong “thời điểm vàng”. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ mỗi người nên bổ sung kiến thức về bệnh K và thực hiện tầm soát bệnh kịp thời để có thể điều trị sớm, ngăn ngừa khối u di căn.
Khi bệnh K xuất hiện, cơ thể sẽ xuất hiện rất nhiều dấu hiệu như chán ăn, sụt cân, sốt cao, mệt mỏi, đau nhức… Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện 3 triệu chứng dưới đây ở bàn chân.
1. Chân xuất hiện khối u
Theo Sohu, nếu bỗng dưng bạn nhận thấy bàn chân xuất hiện khối u cứng, không rõ đường viền thì phải đề phòng khối u ác tính xuất hiện. Các bác sĩ nhắc nhở rằng K phổi, K vú, K tuyến tiền liệt rất dễ di căn xương nên bạn cần cảnh giác các triệu chứng bất thường ở xương chân.
Ngoài ra, chân tê nhức, sưng tấy cũng có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh K. Theo nghiên cứu, khi tế bào K di căn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu và gây ra phù nề trên cơ thể. Bàn chân là bộ phận cuối cùng của cơ thể vì thế cũng có thể coi là nơi nhận máu từ tim chậm trễ nhất, nếu quá trình lưu thông máu không trơn tru thì hiện tượng tê nhức, sưng tấy sẽ dễ xảy ra.
2. Móng chân bất thường
Khi cơ thể xuất hiện tế bào K, móng tay cũng sẽ thay đổi theo. Ví dụ, móng tay có thể xuất hiện các đường dọc màu đen.
Theo Học viện Da liễu Mỹ (AAD), xuất hiện đường màu đen trên móng chân hoặc móng tay là dấu hiệu nhận biết khối u ác tính dưới da, chiếm 0,7 đến 3,5%. Sọc đen trên móng do u ác tính sẽ đen và rộng hơn theo thời gian, thậm chí khi bệnh K tiến triển nặng thì các cạnh móng có thể có triệu chứng sưng, đau, chảy máu, chảy mủ và móng bị nứt tách ra. Theo các nghiên cứu, có khoảng 40 đến 55% trường hợp bị u hắc tố dưới móng được phát hiện ở chân.
Theo trang Reader"s Digest, chẩn đoán ung thư sớm rất quan trọng vì thế bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu tình cờ phát hiện đường sọc sẫm màu trên dọc máu chân hoặc móng tay mình.
3. Sưng, đau.. thậm chí gãy tay chân
Theo trung tâm y tế Mayo Clinic (Mỹ), bệnh ung thư xương có thể bắt đầu ở bất kỳ phần xương nào trong cơ thể, nhưng nó thường ảnh hưởng nhiều nhất đến xương chậu hoặc xương ở chân, ở tay. Các triệu chứng của ung thư xương bao gồm đau xương, sưng, xương suy yếu dẫn đến gãy xương, mệt mỏi, giảm cân ngoài ý muốn… Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu trên ở xương chân thì nên kịp thời đến gặp bác sĩ để được khám bệnh.
Ngoài nắm được các triệu chứng thường gặp của bệnh K, ngay từ hôm nay bạn cũng nên bắt đầu thực hiện những thay đổi trong lối sống sau đây để giảm nguy cơ mắc, bao gồm: Không hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng thường xuyên, hạn chế số lượng rượu, hạn chế số lượng bạn tình, duy trì cân nặng lý tưởng, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn.
Đồng thời, nên bổ sung hoa quả và các loại rau xanh mỗi ngày. Luyện tập thể dục đều đặn mỗi tuần. Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc ung thư và tiêm vắc-xin ngừa ung thư theo khuyến cáo của bác sĩ.!.