Bộ ảnh ẩn chứa nhiều câu chuyện xã hội nhà Thanh: Nhiếp ảnh gia suýt ngất khi người phụ nữ tháo miếng vải bó chân

Loạt ảnh về xã hội Trung Quốc ở thời kỳ cuối nhà Thanh sẽ cho bạn cái nhìn chân thật nhất về đời sống cũng như tập tục của con người thời bấy giờ.

Người đứng bên phải trong bức ảnh làm nghề bán sách dạo. Một tay ông cầm chồng sách với những nội dung khác nhau và tay còn lại đưa một quyển sách trong số đó cho khách hàng.

Người mua có lẽ là một cậu thư sinh trẻ tuổi học cao hiểu rộng. Nhìn cách ăn mặc có thể thấy chàng trai trẻ này xuất thân từ một gia đình khá giả. Trên tay cầm 1000 văn tiền, tương đương với 1 lượng bạc trắng. Vào cuối thời kỳ nhà Thanh, một lượng bạc tuy không quá lớn nhưng vẫn có thể mua được 40 quả trứng gà.

Bốn cô gái trong hình chỉ mới mười mấy tuổi, ăn mặc sặc sỡ, đang diễn tấu với các loại nhạc cụ như đàn tỳ bà, sáo trúc, đàn nhị, trống,… Các cô gái trẻ xuất thân từ gia đình bần hàn, không được học văn hóa và chỉ tiếp xúc với đàn ca từ nhỏ.

Thông thường, những cô gái cầm ca có thể biểu diễn chính thức từ năm 10 tuổi và đến 20 tuổi thì bị đào thải. Vì thân phận thấp kém nên họ rất khó hòa nhập vào xã hội lúc bấy giờ. Vì vậy khi lớn lên, có lẽ 4 cô gái này phải cam chịu số phận bị người đời khinh rẻ và đày đọa.

Các vị phi tần ăn mặc lộng lẫy chụp chung tấm hình với nhau. Trên đầu của họ đội “Đại Lạp Sí” – một dạng kì đầu được phát minh vào cuối thời nhà Thanh để có thể đính nhiều trang sức hơn. Theo đó, những người phụ nữ đội Đại Lạp Sí có thân phận cao quý, xuất thân từ dòng dõi quý tộc Bát Kỳ Mãn Châu.

Sau triều Minh, nhà Thanh khá lơ là trong việc tu sửa và bảo vệ Trường Thành. Chính vì thế, đến cuối thời kỳ nhà Thanh, một phần của dãy Trường Thành đã bị đổ nát.

Người đàn ông cầm súng đứng giữa khung hình trên có phải là binh sĩ tuần tra hay không? Nếu nhìn kỹ, chúng ta sẽ phát hiện anh ta chỉ mặc trang phục của người lao động phổ thông. Cho nên, có lẽ anh ta chỉ là một thợ săn bình thường mà thôi.

Vào mùa đông giá rét, tuyến sông Hắc Long Giang bị đóng băng hoàn toàn. Lúc này, người dân địa phương có thể đi lại và câu cá trên mặt băng. Một thợ nhiếp ảnh đang bày những dụng cụ chuẩn bị chụp hình người dân hoạt động trên sông.

Người binh sĩ cởi trần hai tay cầm hai thanh đao, nhìn vào ống kính với ánh mắt sắc bén. Thế nhưng cơ thể của anh lại gầy gò, không được lực lưỡng khỏe mạnh như một binh sĩ vốn có. Nếu như tham gia chiến trận thật sự, anh ta cũng chưa chắc chiếm được ưu thế.

Bức ảnh trên được nhiếp ảnh gia người Scotland – John Thomson chụp tại Hạ Môn vào năm 1870. Nhân vật chính trong khung hình là một người phụ nữ đang tháo những miếng vải bó chân mình. Ông Thomson kể lại rằng ông suýt ngất bởi mùi chân vô cùng nồng nặc và khó ngửi.

Ông nói: “Cô ấy đến cùng người hầu. Vì để cô đồng ý chụp hình, tôi đã bỏ ra rất nhiều tiền để người hầu bên cạnh cô giúp đỡ. Nhưng nói thật thì tôi chỉ muốn chụp cho xong cảnh này mà thôi, vì chân bó ‘Ba tấc kim liên" không chỉ vừa khó coi mà còn bốc ra mùi rất thối”.

Cặp vợ chồng mới cưới diện trang phục lộng lẫy đang ngồi ăn cơm trước sự quan sát của nhiều người. Cả chồng lẫn vợ có lẽ chỉ mới 12-13 tuổi mà thôi.

Theo “Đại Thanh Thông Lễ” ghi chép, nam 16 tuổi và nữ 14 tuổi là độ tuổi kết hôn hợp pháp lúc bấy giờ. Nhưng trên thực tế, cho dù người dân có vi phạm điều lệ này thì quan phủ cũng không truy cứu, thậm chí còn cho rằng kết hôn càng sớm càng tốt.

Tờ báo Kim Lăng Quang được xuất bản vào năm 1909 là ấn phẩm học thuật đầu tiên của trường Đại học báo chí Kim Lăng Quang (University of Nanking Magazine) – một trong những trường đại học báo chí đầu tiên của Trung Quốc.

Nguồn: Sohu

https://afamily.vn/bo-anh-an-chua-nhieu-cau-chuyen-xa-hoi-nha-thanh-nhiep-anh-gia-suyt-ngat-khi-nguoi-phu-nu-thao-mieng-vai-bo-chan-20211202154000993.chn