Đang là tiến sĩ thiên tài được cả quê hương trông đợi, nam sinh đột ngột đi tu và cái kết
Mặc dù đã có sự nghiệp vững chắc, song nam sinh thiên tài vẫn quyết định đi tu vì một lý do chẳng ai ngờ.
Có nhiều bậc phụ huynh luôn mong con cái đi theo con đường mà họ chọn sẵn, có người lại kỳ vọng con sẽ thành đạt, giỏi giang để gia đình được mát mặt… Thế nhưng, “người tính không bằng trời tính”, chưa chắc con bạn đã đi theo định hướng mà cha mẹ mong muốn, thậm chí nhiều khi còn lệch hẳn so với kế hoạch ban đầu mà phụ huynh vẽ ra.
Chàng trai Zhang Mingguang sinh ra trong một gia đình nông thôn tại Thương Khâu, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Dù bố mẹ anh không thuộc thành phần trí thức, song họ biết tầm quan trọng của việc đọc sách và luôn khích lệ cậu con trai duy trì thói quen tốt này.
Nhờ những bài học giáo dục sâu sắc của cha mẹ, Zhang Mingguang có những năm tháng ấu thơ hạnh phúc, đạt thành tích xuất sắc trong việc học và sớm được coi là hình mẫu đúng chuẩn “con nhà người ta”.
Sau cấp 3, anh chàng dễ dàng thi đỗ vào trường Đại học Thanh Hoa – một trong những ngôi trường hàng đầu của đất nước tỷ dân. Thời điểm đó, Zhang Mingguang trở thành niềm tự hào của cả làng. Được biết, cha mẹ anh còn bày ra hàng chục mâm cỗ để ăn mừng cậu con trai trúng tuyển vào trường đại học lớn.
Trong những năm tháng đại học, Zhang Mingguang tiếp tục duy trì thành tích học tập xuất sắc, đạt điểm số nổi trội ở nhiều môn học. Sau tốt nghiệp, anh chàng thuận lợi hoàn thành chương trình học thạc sĩ và tiến sĩ, đồng thời xin việc ở 1 công ty hàng đầu.
Thế nhưng, sau khi đi làm, cậu học sinh thiên tài bỗng thấy khó thích nghi với nhịp sống gấp gáp của các nhân viên văn phòng. Zhang Mingguang bắt đầu chán ghét công việc, thường tự hỏi bản thân đang muốn theo đuổi điều gì.
Sau rất nhiều ngày đắn đo suy nghĩ, anh bỗng nảy sinh ý định trở thành nhà sư. Bởi anh tin việc theo đuổi danh vọng, tài sản và của cải trên thế gian đều là vô ích. Zhang Mingguang cho hay, điều quan trọng nhất với anh lúc bấy giờ là nghiên cứu Phật pháp.
Tuy nhiên, khi Zhang Mingguangchia sẻ quan điểm này với gia đình, bố anh gần như chết lặng, đòi liên lạc ngay với cậu con trai. Thế nhưng mọi nỗ lực van xin con trai thay đổi ý định của ông hoàn toàn vô ích.
Được biết, ngay cả khi Zhang Mingguang đã thực hiện xong những nghi thức để trở thành nhà sư, cha mẹ anh vẫn tìm đến ngôi chùa nơi con trai đang tu để thuyết phục con quay trở về. Thậm chí, các bậc phụ huynh còn dành thời gian ở trong chùa 1 ngày, vừa khóc lóc vừa cầu xin con trai thay đổi ý định nhưng kết quả vẫn không như mong muốn.
Zhang Mingguang từng chia sẻ: Sau khi vào thiền viện, mặc dù ngày nào cũng phải thức dậy từ 4 giờ sáng để học tập Phật pháp, song anh luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng và trân trọng cuộc sống nhiều hơn.
Dẫu biết cậu con trai vẫn luôn sống rất hạnh phúc, thế nhưng từng có thời điểm bố mẹ Zhang Mingguang không thể chấp nhận sự thật rằng con trai đã đi tu. Mỗi khi có ai đó đề cập đến Zhang Mingguang, bố mẹ anh liền cảm thấy xấu hổ và chỉ biết nói rằng con trai đang đi làm từ thiện đâu đó.
Không dễ dàng để gia đình Zhang Mingguang chấp nhận cậu con trai thiên tài đã trở thành nhà sư
12 năm đã trôi qua, Zhang Mingguang đã trở thành phó viện chủ của ngôi chùa anh đang tu luyện. Hàng ngày ngoài việc nghiên cứu Phật pháp, anh còn tham gia giảng giải giáo lý trên mạng, giúp bệnh nhân có góc nhìn mới về thế giới và loại bỏ tâm lý lo lắng từ sâu bên trong.
Khi được mọi người hỏi về quan điểm “đi tu là từ bỏ người thân”, Zhang Mingguang cho hay anh vẫn luôn trân trọng công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Mặc dù anh không thể ở bên cha mẹ sớm ngày để tiện bề chăm sóc, thế nhưng anh luôn cố gắng giúp đỡ đấng sinh thành giải quyết vấn đề của họ theo cách riêng.
Sau nhiều năm, cha mẹ của Zhang Mingguang đã dần chấp nhận thực tế rằng con trai họ đã trở thành một nhà sư. Ngoài ra, cha mẹ anh thường xuyên lui đến ngôi chùa của con trai trong một vài ngày để dành thời gian bên con.
Trong cuộc sống, cha mẹ ít nhiều sẽ luôn đặt kỳ vọng lên con cái. Đặc biệt là những đứa trẻ thiên tài, sớm đạt được thành công từ khi còn nhỏ thì sự kỳ vọng của gia đình lên các em có thể nhiều hơn bạn bè đồng trang lứa.
Thực tế, không ai có thể sống thay cuộc đời của người khác, kể cả cha mẹ của họ. Do đó, điều mà cha mẹ nên làm không phải là phán xét mọi hành động của đứa trẻ.
Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên đặt góc nhìn vào con cái, để có thể cảm thông cho quan điểm của con. Từ đó chúng ta mới dễ dàng trò chuyện và định hướng con đi trên con đường đúng đắn.
Nguồn: Sohu