Góc cảnh giác: Khi những chiếc xe đạp ở chung cư trở thành miếng mồi ngon, đắt đỏ ngang xe tay ga xịn sò nhưng thường bị coi nhẹ
Thời gian gần đây, nhiều người dân tại một số khu chung cư thường xuyên đăng tải thông tin tìm kiếm tài sản bị mất trộm là xe đạp. Điều đáng nói, những chiếc xe đạp ngày nay đã rất khác, chúng không chỉ đơn thuần là phương tiện đi lại mà còn là một tài sản khá lớn. Những chiếc xe thể thao nhập khẩu có thể có giá từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Giá trị ngang ngửa thậm chí hơn cả những chiếc xe tay ga đắt tiền, nhưng nhìn chung, khả năng “chống trộm” của những chiếc xe đạp lại lỏng lẻo hơn rất nhiều.
Góc cảnh giác ở chung cư: Khi chiếc xe đạp là miếng mồi ngon cho kẻ trộm, tới lúc mât mới vỡ lẽ giá trị
Khi xe đạp là miếng mồi ngon
Tình trạng mất xe đạp ở tầng hầm chung cư hiện nay đã phổ biến
Như trường hợp mới đây, một thành viên đã chia sẻ trong hội nhóm cư dân Ecopark về việc bị mất chiếc xe đạp gần chục triệu đồng.
Người này cho biết, gia đình chị mất chiếc xe đạp mới mua nhãn hiệu GIANT ALIGHT LIV màu hồng nhạt (như ảnh).
“Bình thường xe em luôn khóa và để đúng trong khu vực để xe đạp tại hầm tòa Sky 1. Chiều nay, em có xuống lấy xe đi thì không thấy xe đâu. Em đã đi tìm khắp hầm và có báo các bác bên an ninh đi tìm cùng. Em có tìm cả sang hầm Park 1 và Park 2 nhưng vẫn không thấy. Sau đó, em có nhờ bên an ninh trích xuất camera để check.
Tuy nhiên, bên an ninh chỉ có thể check camera trong vòng 5 ngày gần nhất”, cư dân cho biết thêm mỗi lần lấy xe để dùng khi quay về vẫn để chỗ cũ, bên cạnh còn có chiếc xe của con trai mình và khóa cẩn thận.
Một vụ việc khác có bằng chứng cho thấy xe đạp từng bị mất tại hầm chung cư, cách đây vài tháng, bảo vệ của tòa nhà Capital Garden 102 Trường Chinh (phường Phương Mai, quận Đống Đa) đã phát hiện một người đàn ông thản nhiên đóng giả là cư dân xuống tầng hầm lấy xe đạp rồi mang theo thang lên sảnh tòa nhà để tẩu thoát.
Tuy nhiên, do đã cảnh giác nên bảo vệ tòa nhà giữ người đàn ông kia lại và chất vấn, sau đó Công an phường Phương Mai đã đến tiếp nhận vụ việc.
Công an phường Phương Mai từng tiếp nhận một vụ trộm xe đạp ở chung cư
Về tình trạng trên, anh Nguyễn Minh – một cư dân nhận định, tâm lý của người dân sống tại chung cư, thậm chí cả những người làm nhiệm vụ bảo vệ thường nghĩ rằng xe đạp không có giá trị bằng xe máy.
“Như vậy là đã chủ quan, bởi vì bây giờ chẳng có mấy người đi xe đạp rẻ tiền, thị trường cũng không có nhiều nơi bán xe rẻ tiền. Mốt bây giờ là xe đạp ‘xịn" ngoài thị trường có giá trung bình 8-10 triệu, có những thương hiệu vài chục chục triệu”, anh Minh chia sẻ.
Xe đạp thường không có giấy tờ
Hơn nữa, xe đạp thường không có giấy tờ, không có số khung số máy nên kẻ trộm khi lấy được rất dễ tiêu thụ, đây chính là miếng mồi phổ biến nhất hiện nay của kẻ gian.
Thực tế cũng cho thấy, nhiều chung cư không chú trọng nhiều đến chỗ để xe đạp, thay vào đó chỉ tính toán thiết kế chỗ để xe máy. Cư dân gửi xe đạp đa phần không mất tiền vé, hoặc phí gửi xe đạp cũng thấp hơn nên có phần chủ quan.
Không trộm được xe thì trộm… từng bộ phận
Mặc dù là người sử dụng nhiều loại xe đạp khác nhau, rất cẩn thận nhưng nhiều người vẫn không thể ngờ đến tình huống phải “vác” trên vai chiếc bánh xe để trở về nhà.
Cách đây vài tháng, tại một khu đô thị, chúng tôi gặp tình huống người đàn ông đi tập thể dục đã khóa cẩn thận xe đạp của mình vào một chỗ. Thế nhưng, sau khi chạy một vòng công viên quay lại thì chỉ còn một chiếc bánh.
Kẻ trộm lấy khu xe
Tình huống chẳng mấy người ngờ tới
Anh Văn Đức, một người am hiểu về thị trường xe đạp thể thao và cũng có sở trường chơi xe, cho hay; xu hướng người dân chơi xe đạp hiện nay đang rất phổ biến.
- Nghi vấn mua bán trái phép nhà ở xã hội tại Hà Nội: Không sở hữu căn hộ vẫn vào BQT, người khó khăn thực sự lại chỉ “có nhà trong mơ”
Theo anh Đức, giá trị của xe đạp tùy theo thương hiệu, tính năng… phổ biến nhất là loại xe đạp từ 10 đến 25 triệu, giới nhà giàu thường chơi loại khoảng 50 triệu.
“Gọi là xe thể thao nhưng đa số người dân dùng để tập thể dục, đi vãng cảnh và những chiếc xe này thường nhẹ, dễ thay tháo, chỉ một động tác là tháo được chiếc bánh”, anh Đức chia sẻ.
Khi trở thành hàng bãi thì chiếc xe chỉ còn khoảng 50% giá trị
Bảo vệ xe thế nào?
Sẽ không có câu trả lời nào hoàn hảo cho câu hỏi này bởi sự an toàn của chiếc xe của bạn phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, từ bản thân nó cho tới những món phụ kiện kèm theo hay rộng hơn là nơi bạn gửi gắm nó.
Có một điều chắc chắn rằng, nếu bạn vô tư để khối tài sản hàng chục triệu của mình ở những nơi công cộng, không có người trông giữ và trông cậy hoàn toàn vào chiếc khóa dây, sẽ không có gì đảm bảo lúc quay ra nó còn nguyên vẹn cả. Vì vậy, đừng tự đưa chiếc xe vào “tầm ngắm” của trộm.
Ở một số khu chung cư hiện nay có bố trí chỗ để riêng dành cho xe đạp của cư dân và thường ở gần vị trí bảo vệ. Điều này tốt, việc kẻ gian vào hầm xe và tháo phụ tùng của bạn thực sự rất khó khăn, chứ chưa nói tới chuyện “bứng” hẳn xe đi.
Cư dân một số khu chung cư khác thì chọn cách chắc cú hơn, đó là… xe liền với người, đi về là đưa lên căn hộ luôn. Tính an toàn của phương án này thì khỏi phải bàn rồi, nhưng hãy cẩn thận ánh mắt của hàng xóm khi bạn cho chiếc xe kềnh càng vào thang máy, nhất là khung giờ cao điểm. Hãy tế nhị.
Ngoài ra, hiện nay trên thị trường cũng có bán rất nhiều loại khóa hiện đại, trang bị định vị để bạn biết chính xác chiếc xe của mình có đang ở đúng vị trí nó cần ở hay không. Nhưng quan trọng nhất, hãy giữ xe ở các vị trí an toàn, có người trông coi.
https://afamily.vn/goc-canh-giac-khi-nhung-chiec-xe-dap-o-chung-cu-tro-thanh-mieng-moi-ngon-dat-do-ngang-xe-tay-ga-xin-so-nhung-thuong-bi-coi-nhe-20211217104355705.chn SỐC: Xuất hiện clip cô giáo tiếng Anh không mảnh vải che thân trong giờ dạy học online