Mẹ bầu vỡ ối khi em bé mới 600 gram, bác sĩ đưa ra quyết định liều lĩnh

Các y bác sĩ tại BV Phụ sản TP. Cần Thơ đã điều trị giúp kéo dài tuổi thai thành công cho sản phụ bị vỡ ối non hết ối khi thai 23,5 tuần.

Ngày 10/6/2022, sản phụ N.T.D (41 tuổi, tỉnh An Giang) nhập viện trong tình trạng thai 23,5 tuần, ối v.ỡ non, hết ối. Sau khi thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, các bác sĩ ghi nhận tình trạng sản phụ hết nước ối nhưng cân nặng thai khoảng 640 gram.

Trước tình trạng một sản phụ ối v.ỡ lâu, hết nước ối có nguy cơ nh.iễm tr.ùng ối n.guy h.iểm cho cả mẹ lẫn thai và nguy cơ có thể m.ất t.im t.hai bất cứ lúc nào trong quá trình theo dõi, các bác sĩ đã hội chẩn viện, cân nhắc các n.guy c.ơ khi kéo dài tuổi thai. Đồng thời, thấu hiểu tâm trạng mong con của sản phụ và gia đình.

Nhân viên y tế chăm sóc cho trẻ sơ sinh.

Các y bác sĩ đã cố gắng hết sức, tận tình chăm sóc, theo dõi sát tình trạng sản phụ và thai. Sản phụ được sử dụng kháng sinh dự phòng n.hiễm tr.ùng ố.i theo phác đồ, hướng dẫn các biện pháp làm tăng lượng nước ối và theo dõi sát tại đơn nguyên điều trị dọa sanh non của Bệnh viện.

Với ý chí mạnh mẽ cùng tinh thần lạc quan của ba mẹ và bằng sự kì diệu của y học hiện đại, trong tình trạng tạo lập nước ối rất ít mỗi ngày, thậm chí hết ối, thai vẫn khoẻ và tăng cân hàng tuần. Đến ngày 12/7/2022, khi thai được 28 tuần 1 ngày, siêu âm thai vẫn trong tình trạng không còn nước ối, ước lượng cân nặng bé khoảng 1200 gram.

Các bác sĩ đã hội chẩn viện, cân nhắc giữa n.guy c.ơ m.ất t.im t.hai và khả năng nuôi sống sơ sinh non tháng tại khoa Nhi – Sơ sinh của bệnh viện, các bác sĩ quyết định tiến hành PT lấy thai sau khi được sự đồng ý của gia đình và sản phụ.

Sản phụ D. đã có cuộc “vượt cạn” an toàn sau 40 phút PT. Bé trai cân nặng 1130gram đã cất tiếng khóc chào đời và được các bác sĩ khoa Nhi – Sơ sinh hồi sức ngay từ phòng m.ổ, thở NCPAP liên lục đến phòng chăm sóc đặc biệt (NICU). Tại đây, bé tiếp tục được điều trị tích cực bằng thở NPCAP, thở áp lực dương qua mũi, bơm chất Surfactant giúp p.hổi nở tốt, kháng sinh và dinh dưỡng t.ĩnh m.ạch. Hiện tại, sức khỏe của bé cũng đã cải thiện được nhiều hơn, thở đều hơn, thông số máy có giảm, ăn được sữa mẹ và có thể ấp Kangaroo cùng mẹ trong thời gian gần nhất.

Theo BS. CKII. Huỳnh Thanh Liêm – Trưởng khoa Sanh cho biết: “Ối vỡ non ở thai non tháng là tình trạng ối vỡ trước khi vào chuyển dạ và trước 37 tuần tuổi thai. Tình trạng ối vỡ có thể xảy ra ở bất kì tuổi thai nào, tỉ lệ ối vỡ 2-5% ở tuổi thai từ 24-33 tuần, 3-8% ở tuổi thai từ 34-36 tuần và 8-10% tuổi thai trên 36 tuần. Trong một nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng lớn, một nửa phụ nữ có ối v.ỡ non thường sẽ sanh trong vòng 5 giờ và 95% sẽ ch.uyển d.ạ s.anh trong vòng 28 giờ sau khi ối v.ỡ. Ít nhất một nửa số bệnh nhân ối v.ỡ non sẽ chuyển dạ trong vòng 1 tuần. Khi ối v.ỡ non ở thai non tháng sẽ gây n.guy h.iểm cho cả mẹ và thai nhi. Về phía người mẹ, sản phụ sẽ đối mặt với n.guy c.ơ nhi.ễm tr.ùng ố.i, nh.iễm tr.ùng t.ử c.ung, nh.iễm tr.ùng hu.yết, hết nước ối, c.hèn é.p d.ây r.ốn, m.ất ti.m thai, chuyển dạ sanh non. Về phía sơ sinh non tháng sẽ gặp các bệnh lý s.uy h.ô h.ấp, vàng da bệnh lý, x.uất h.uyết n.ão thấy, v.iêm r.uột ho.ại t.ử, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, di chứng bệnh lý v.õng m.ạc về sau.”

Do đó, thai phụ cần khám thai định kỳ đầy đủ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, giúp phát hiện n.guy c.ơ s.anh n.on và cách phòng, tránh. Đồng thời, bác sĩ khuyến cáo các chị em nên kiểm soát cân nặng trong thai kỳ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, không sử dụng r.ượu b.ia, th.uốc lá. và chất k.ích th.ích; tuân thủ chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động quá sức, giữ tinh thần thoải mái, đặc biệt những trường hợp có tiền căn sanh non cần phải được tầm soát sớm và dự phòng theo đúng quy trình”.