Mẹ già bị đuổi khỏi nhà, ngồi suốt 3 giờ ngoài đường rồi lặng lẽ ra đi
Cha mẹ nuôi con Biển Hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày: 5 người con nhưng không ai nuôi nổi 1 mẹ
Ngàn đời nay nước mắt chảy xuôi, phận làm con luôn bảo nhau phải hết lòng hiếu nghĩa với cha mẹ. Chữ hiếu từ bao đời nay như một quy chuẩn về phận làm con. Nhưng có vẻ như xã hội càng hiện đại thì ngoài kia, người ta lại càng bạc ác với đấng sinh thành. Điển hình là câu chuyện cụ bà 88 tuổi giận con đòi ra đi, và thái độ của 3 người con ruột trước mẹ già là gì, bình thản lặng lẽ như kền kền chờ miếng ăn, còn không thể đối xử như con người với nhau được.
Chúng ta thường nói cha mẹ nuôi con khôn lớn, làm con phải báo đáp công ơn cha mẹ, luôn ở bên họ những lúc họ cần chúng ta nhất, đặc biệt khi cha mẹ ngày càng già đi. Nhưng đã bao lần chúng ta ngồi trước màn hình, chứng kiến những bản tin đau lòng về con cái bỏ mặc cha mẹ. Thậm chí vì miếng ăn mà tính toán, bất hiếu với người sinh ra mình.
Mỗi khi xem những bản tin như vậy, chúng ta sẽ bất giác đặt ra một câu hỏi “Trái tim của họ có thực sự là làm bằng thịt da con người?”
Trang 163 mới đây đã đưa tin về vụ một vụ việc đau lòng về cụ bà họ Lưu, 88 tuổi, tại Hoành Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Câu chuyện về sự bất hiếu của những đứa con, cũng đã ở tuổi làm ông làm bà khiến cư dân mạng phải rùng mình và lên án.
Cụ bà chọn cách uống thuốc sâu trữ sẵn sau khi các con của bà tranh cãi về việc cấp dưỡng. Suốt 3 tiếng đồng hồ mẹ già trong tình trạng cận kề sinh tử, 3 người con trai không ai bước ra ngoài hỏi han, cũng không có ý định đưa mẹ già đi bệnh viện cấp cứu. Dường như mong muốn về chầu ông bà của cụ bà 88 tuổi cũng là mong muốn của những đứa con. Họ chỉ muốn mẹ mình khuất núi càng sớm càng tốt, với lý do là không phải chu cấp cho bà nữa. Và khi biết chắc cụ bà 88 tuổi ra đi thật sự, họ mới xuất hiện và lạnh lùng đưa mẹ đến chỗ hỏa táng.
Nuôi 5 đứa con trai phương trưởng, để rồi cuối cùng phải ra đi trong uất ức, lạnh lẽo. Cư dân mạng tự hỏi những người con của cụ bà có thật sự còn là con người nữa không. Cụ bà họ Lưu sinh được 5 người con trai, nhưng người con đầu và người con thứ ba đã qua đời cách đây không lâu. Ba người con còn lại đều sống gần nhà mẹ. Thực ra, điều kiện của bà Lưu không tệ, không phải loại người già nằm 1 chỗ, không thể tự chăm sóc bản thân. Cụ bà có thể tự giặt giũ, nấu nướng và tự đóng gói đồ đạc, nhưng dù vậy, không ai trong số con trai và con dâu muốn phụng dưỡng bà.
Có thông tin cho biết trước khi qua đời, cụ bà này đã sống cùng nhà cô con dâu thứ 3. Việc chăm sóc bà do con dâu cả, con trai thứ hai, con dâu thứ ba, con trai thứ tư và thứ năm đảm nhiệm. Họ luân phiên nhau đưa bà về nhà chăm sóc chứ không ai chịu giữ lại phụng dưỡng. Xung đột nổ ra khi đã đến hạn nhưng không có người con trai nào đến đón bà cụ đi. Cô con dâu thứ 3, vốn đã mất chồng và cho rằng mình là dâu, không liên quan gì đến việc báo hiếu, đã đem tất cả đồ đạc của mẹ chồng vứt ra ngoài đường.
Nhục nhã và đau đớn, cụ bà đã uống thuốc sâu trữ sẵn để biến khuất mắt, không làm phiền con cái mình nữa. Ngẫm mà đau, 5 đứa con một tay mẹ chăm bẵm nuôi lớn, thức đêm thức hôm vất vả chăm từng giấc ngủ miếng ăn. Vậy mà không đứa con nào chịu nuôi mẹ, khi mẹ đã ở cái tuổi gần đất xa trời.
Chúng ta cũng biết rằng dù có uống thuốc cũng không ra đi đột ngột, tác dụng của thuốc kéo dài và dày vò. Trong giai đoạn này, bà cụ còn cầu cứu cô con dâu thứ ba, nhưng người này lúc sau chỉ đỡ bà lên ghế tựa, không có gì hơn. Bà cụ đã qua đời sau ba tiếng đồng hồ vật vã.
Con trai thứ của bà cụ trực tiếp lựa chọn không ra khỏi cửa, coi như không biết mẫu thân gặp chuyện.
Con trai thứ tư sau đó nói rằng nghĩ là người trong thôn nói đùa, nên không đến chỗ mẹ nằm. Nhưng câu hỏi đặt ra là ai lại đùa về sự sống và cái ch.ết của mẹ người khác?
Con trai thứ năm thì bảo mình biết chuyện quá muộn. Ô hay, làng trên xóm dưới gõ mõ khua chiêng, họ không dám xen vào chuyện của gia đình của người khác vì sợ sau này bị bắt bẻ. Nhưng người trong thôn đã lần lượt đi báo, vậy mà người này người kia bảo rằng không hay biết gì cả. Người đàn ông rõ ràng có thời gian đến hiện trường để giải cứu mẹ mình, nhưng anh ta đã không đi mà đợi cho đến khi mẹ mình c.hết. Ai tin được?
Trong suốt 3 tiếng đồng hồ cụ bà quằn quại chờ qua thế giới bên kia, không có bất cứ một người con nào xuất hiện để giúp đỡ. Thậm chí cụ ra đi khi ngồi trên chiếc ghế xếp ngoài đường chứ chẳng được vào nhà. Nghĩ đến hoàn cảnh đáng thương của bà Lưu mà hàng xóm ai nấy đều phẫn nộ tột cùng.
Năm người con trai không ai nuôi được mẹ, chuyện như vậy thật là ớn lạnh. Hơn nữa điều kiện gia đình của năm người con trai cũng không tệ, dù con trai đầu và con trai thứ ba đã ra đi thì họ vẫn còn gia đình, con cháu.
Nhưng không, không một ai bên cạnh bà lão tội nghiệp những giây cuối đời. Có lẽ trước khi nhắm mắt, bà đã nghĩ về trọn cuộc đời mình. Những lời chúc mừng khi người ta biết bà sinh được 5 đứa con trai, sau này về già không lo không có ai chăm sóc. Bà cũng đã từng cho mình là người hạnh phúc, cho đến khi nhắm mắt xuôi tay.
Đau lòng hơn cả là khi biết mẹ mình đã mất, các con trai và con dâu của bà cụ mới xuất hiện và vội vã đưa bà đi hỏa táng. Lần này người trong thôn thật sự nổi giận, con đã không cứu mẹ, còn không tổ chức được một tang lễ đàng hoàng cho mẹ mình, liệu có xứng làm con?
Vậy là đám tang của cụ bà 88 tuổi được tổ chức lặng lẽ, do chính quyền và người dân gần đó đứng ra làm, để cụ đỡ tủi thân khi về nơi chín suối. Đám ma không kèn không trống, những đứa con miễn cưỡng đi bên cạnh cỗ quan. Người ta tự hỏi rằng trên mộ cụ Lưu sẽ ghi gì, một người mẹ đầy tự hào của 5 đứa con, đã ra đi vì không đứa con nào chịu phụng dưỡng chăng?
Sau khi sự việc lan truyền, cư dân mạng thở dài cho rằng thật vô nhân đạo, phải biết là kiếp người này, chính mẹ đã sinh ra mình và nuôi nấng bạn, thật không thể tin nổi những người con của cụ bà ra đi ở tuổi 88 lại đối xử với mẹ mình như thế này. Tất nhiều cư dân mạng thở dài sau khi chứng kiến sự việc này: Ai rồi cũng sẽ già đi. Điều đau khổ nhất của tuổi già là đề phòng con cái. Chỉ là không phải ai cũng có thể đối xử với chúng như cha mẹ như cách cha mẹ đã chăm sóc chúng ta khi con nhỏ. Câu nói xưa ngàn đời vẫn đúng, một mẹ nuôi được 10 con, đây 5 con còn không nuôi được 1 mẹ chứ đừng nói tới 10.