Tại sao khi khâm liệm người đã khuất lại phải cắt bỏ hết cúc áo?
Tại sao trong tang lễ của người Việt, có nhiều phong tục tập quán được tiến hành như cắt hết cúc áo, quần của người mất trước khi khâm niệm?
Tang lễ là một trong những nghi thức quan trọng của đời người. Nhân dân ta luôn quan niệm: “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn – Việc chết như việc sống, việc mất như việc còn”. Bởi vậy dù khó khăn đến đâu, khi lâm sự ai cũng cố gắng hết mức, để lo việc hậu sự cho người mất được vẹn toàn.
Trong tang lễ của người Việt, có nhiều phong tục tập quán được tiến hành, trong đó có việc cắt hết cúc áo, quần của người mất trước khi khâm liệm.
Nguyên nhân có phong tục này là do: Khi xưa nút áo quần làm bằng vật liệu nhôm, đồng nên khi chôn cất một thời gian xác đã phân hủy còn lại xương cốt các nút áo quần rơi trên xương ra chất ten thấm vào xương nên người xưa phải cắt bỏ nút áo quần trước khi bỏ vô quan tài.
Lại có nhiều lý giải rằng người xưa quan niệm 5 cúc áo đại diện cho 5 đức tính của con người. Đó là: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Khi cắt cúc áo, quần của người chết là hàm ý muốn để lại các đức tính ấy cho con cháu được hưởng.
Có nơi thì cho rằng cúc áo, quần đại diện cho của cải, tài lộc ở trần gian. Người chết đi sẽ không phải vướng bận gì cả, để lại phúc phần cho con cháu, yên tâm an nghỉ ngàn thu.