Triệu chứng hiếm gặp: COVID-19 khiến "cậu nhỏ" ngắn lại

Một người đàn ông Mỹ nói rằng, “cậu nhỏ” của anh ta ngắn đi gần 4cm do mắc COVID-19.

Có nhiều triệu chứng mắc COVID-19, nhưng việc teo dương vật do virus thực sự là điều hiếm gặp, theo tờ the Mirror.

Người đàn ông giấu tên đã được các bác sĩ cảnh báo rằng, hậu quả với “của quý” của anh ta có thể không thể thay đổi được.

COVID-19 ảnh hưởng đến “cậu nhỏ”. Ảnh: Clinic Healt

Người đàn ông Mỹ ở độ tuổi 30, được cho là may mắn có “cậu nhỏ” trên mức trung bình trước khi mắc COVID-19, nhưng giờ đây chỉ là một “cậu nhỏ” bình thường.

Một nghiên cứu của Đại học College London thực hiện với 3.400 người cho thấy, triệu chứng này hiếm gặp trong số 200 người mắc chứng COVID-19 kéo dài.

Phát biểu trên podcast “How To Do It” (Làm thế nào với nó), bệnh nhân cho biết: “Tôi là một người đàn ông dị tính ở tuổi 30. Tháng 7 năm ngoái, tôi mắc COVID-19 và bị ốm rất nặng. Khi tôi ra viện, tôi đã gặp một số vấn đề về rối loạn cương dương.

Những điều đó dần dần trở nên tốt hơn, nhưng tôi dường như bị hậu quả lâu dài. “Cậu nhỏ” của tôi bị teo lại. Trước khi phát bệnh, tôi ở mức trên trung bình, nhưng bây giờ tôi đã mất khoảng một inch rưỡi (3,8cm) và trở nên ngắn hơn mức trung bình. Nó rõ ràng là do tổn thương mạch máu, và các bác sĩ của tôi dường như nghĩ rằng hậu quả này có thể vĩnh viễn”.

Phát biểu trên podcast, bác sĩ tiết niệu người Mỹ Ashley Winter cho hay: “Đúng là rối loạn cương dương dẫn đến ngắn lại. Có khoảng thời gian này mà dương vật không tự kéo dài ra, bạn biết đấy, ở đó, bạn không nhận được toàn bộ lượng máu đầy đủ, và điều đó có thể dẫn đến sẹo ở dương vật và làm ngắn dương vật”.

Theo tờ The Sun, nguy cơ “cậu nhỏ” ngắn hơn do rối loạn cương dương có thể xảy ra nếu nguyên nhân của vấn đề là thể chất, thay vì tâm lý. Một ví dụ về nguyên nhân thể chất có thể là ung thư.

Trường hợp của người đàn ông nói trên là bằng chứng tiềm năng cho thấy COVID-19 có thể xâm nhập vào máu của dương vật, gây rối loạn cương dương.

Bác sĩ Winter cũng tham khảo nghiên cứu của một nhà tiết niệu học cho thấy, hai người đàn ông đã hoàn toàn khỏi bệnh do virus vẫn còn dấu vết của nó trong dương vật. Cả hai đều đi phẫu thuật cấy ghép dương vật vài tháng sau khi họ bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, có hy vọng cho tất cả những người đàn ông tội nghiệp này, vì trên podcast, các chuyên gia cho biết có những phương pháp điều trị rối loạn cương dương có thể giúp họ phục hồi sau trải nghiệm đau thương.