Vụ nữ công nhân dùng d.ao đ.âm 3 người th.ương vo.ng: Có thể được xem là phòng vệ chính đáng?

Trước khi vụ án mạng xảy ra, ở công ty Cúc được đồng nghiệp gọi là “hotgirl” vì có ngoại hình xinh xắn.

Khi chờ công an đến, có 2 thanh niên đuổi tấn công Cúc

Lê Thị Kim Cúc (21 tuổi, công nhân phân xưởng D, Công ty TNHH bao bì cao cấp S&K, Khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) và Nguyễn Thị Trang (30 tuổi, là Phó quản lý xưởng D của công ty) xảy ra m.âu th.uẫn với nhau, nhưng đã được hòa giải.

Tới giờ tan ca chiều 9/3, Cúc đi ra cổng để về thì gặp Trang cùng Nguyễn Thị Thuỳ (em của Trang) và 3 nam thanh niên đứng chờ sẵn. Trang vẫy Cúc vào nói chuyện.

Cúc vừa đi đến thì bị Thuỳ dùng mũ bảo hiểm đá.nh vào đầu. Đôi bên lao vào ẩ.u đả, hậu quả Cúc rút con d.ao gọt hoa quả ra đ.âm làm Trương Minh D. (29 tuổi, trú xã Phước An, huyện Hớn Quản, Bình Phước) t.ử vo.ng khi được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước. Còn Nguyễn Thị Thuỳ, Nguyễn Thị Trang bị thư.ơng.

Lê Thị Kim Cúc bị Công an tỉnh Bình Phước bắt giữ để điều tra về hành vi gi.ết người.

Vụ nữ công nhân dùng dao đâm 3 người thương vong: Khi nào được xem là phòng vệ chính đáng? - Ảnh 1.
Hiện trường xảy ra vụ nữ công nhân đâm chết người. Ảnh: Công an Bình Phước

Thượng tá Nguyễn Bá Tình, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an huyện Chơn Thành, thông tin trên tờ Tiền phong, khi làm việc với điều tra viên, Lê Thị Kim Cúc đã khai nhận hành vi phạm tội của mình. Theo đó, Cúc khai, khi bị Thùy dùng mũ bảo hiểm đá.nh vào đầu thì Cúc lấy dao Thái Lan, loại dùng cắt trái cây từ túi quần ra chống trả.

Trang tiếp tục xông vào đá.nh Cúc khiến nữ công nhân vung d.ao đ.âm loạn xạ vào Trang và Thùy khiến cả hai bị thương. Chồng Cúc lúc đó bị D. đánh nên Cúc chạy tới dùng d.ao đâ.m liên tiếp vào D. làm thanh niên này gục xuống.

Trong quá trình bảo vệ công ty khống chế Cúc đưa vào công ty chờ công an đến xử lý, có 2 thanh niên đuổi theo t.ấn cô.ng Cúc, nhưng nhiều người can ngăn.

Cũng theo nguồn trên, ở công ty Cúc được đồng nghiệp gọi là “hotgirl” vì có ngoại hình xinh xắn.

Anh Trần Thế H. (chồng của Cúc) là người có mặt ở hiện trường cùng vợ. Theo tờ Pháp luật & Bạn đọc, anh H. kể, khi vợ chồng anh vừa đến gần thì nhóm người đi cùng Trang lao tới đá.nh đ.ập mà không hề nói gì.

“Chị Trang dẫn theo 4 người khác đứng sẵn ở đó rồi gọi mình và vợ lại đá.nh. Anh D. (người bị đâm tử vong) là người trực tiếp đánh mình nên Cúc mới ho.ảng lo.ạn làm vậy. Thậm chí, sau khi bị kéo vào công xưởng, vợ mình vẫn bị một số người đuổi theo hà.nh hu.ng”, chồng của Cúc kể với nguồn trên.

Người chồng đồng thời khẳng định con d.ao gọt hoa quả có sẵn trong người vợ anh, chứ không phải Cúc chuẩn bị sẵn “đi g.ây g.ổ” như thông tin một số người đồn thổi trên mạng xã hội. Vợ chồng H. – Cúc hiện có một bé gái 15 tháng tuổi. Theo H., thường ngày Cúc là người hiền lành, chăm chỉ.

Mới đây, một đoạn video ở góc quay khác vụ nữ công nhân đâm 3 người thư.ơng vo.ng ở Bình Phước được đăng tải trên mạng xã hội. Trong đó, người nữ công nhân bị hai thanh niên xông vào đ.ạp, gi.ật tóc đá.nh dã man.

Khi nào thì thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng?

Tiến sĩ – Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp) phân tích trên báo Dân Việt, hành vi nữ công nhân dùng dao đã chuẩn bị sẵn từ trước để đâm nhiều nhát vào người nam thanh niên khiến n.ạn nh.ân t.ử vo.ng có thể được xác định là hành vi gi.ết người.

Tuy nhiên, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ vụ việc có thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng, hay phạm tội trong trường hợp tinh thần bị kích động mạnh, trước khi quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Để xác định hành vi của nữ công nhân có phải là phòng vệ chính đáng hay không, công an sẽ làm rõ hành vi của các nạn nhân có đang đ.e d.ọa uy hi.ếp tinh thần, tí.nh m.ạng, sức khỏe của Cúc và của những người khác hay không. Ngoài ra, hành vi sử dụng d.ao đ.âm vào n.ạn nh.ân có phải là cách duy nhất, không còn cách nào khác để bảo vệ tính mạng của Cúc hay không.

Ngoài ra, ông nhận định, nếu Lê Thị Kim Cúc bị xử lý về tội gi.ết người nhưng quá trình tố tụng có căn cứ cho thấy n.ạn nh.ân cũng có lỗi một phần, thì đây sẽ là tình tiết giảm nhẹ cho nữ công nhân này.

Trong trường hợp nếu do mâu thuẫn từ trước mà Cúc và bên đối phương hẹn địa điểm để “đá.nh nhau” và cùng muốn gây ra thư.ơng tí.ch cho nhau thì đôi bên đều bị xử lý hình sự theo tội danh tương ứng.

“Còn trong trường hợp Cúc không có ý định đánh n.ạn nh.ân, hành vi ban đầu được xác định là phòng vệ chính đáng nhưng quá mức cần thiết, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gi.ết ng.ười do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”, luật sư Đặng Văn Cường phân tích với nguồn trên.

Vụ nữ công nhân dùng dao đâm 3 người thương vong: Khi nào được xem là phòng vệ chính đáng? - Ảnh 3.
Lê Thị Kim Cúc tại cơ quan công an. Ảnh: Công an tỉnh Bình Phước

(Tổng hợp)