Cậu bé mồ côi bán vé số, ngủ ngoài chợ mua nhà Sài Gòn năm 30 tuổi

Sinh ra không cha, mẹ m.ất năm 16 tuổi, cả tuổi thơ lang thang bán vé số, ngủ lang sạp chợ, đến nay Hà Phú có 2 bằng đại học, mua nhà Sài Gòn.

Cậu bé hai lần mồ côi

Trong căn nhà khang trang rộng 48m2 trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, TPHCM vừa mua đầu năm nay, Phạm Hà Phú, 33 tuổi, treo rất nhiều ảnh về mẹ, ở mỗi góc nhà.

Không những thế, mỗi lần đi công tác hay đi du lịch đến những vùng đất mới, anh đều mang theo ảnh mẹ bên mình và chụp ảnh làm kỷ niệm. Với anh, mẹ luôn hiện hữu, ở bên cổ vũ, giúp sức để Phú có được thành công ngày hôm nay.

Hình của mẹ theo Phú trên mọi chuyến đi trong đời (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Hà Phú quê ở Gia Lai, lớn lên không biết cha là ai. Để có tiền nuôi Phú ăn học, mẹ anh buộc phải gửi con trai cho một người bà con ở Quy Nhơn, Bình Định rồi một mình vào Sài Gòn bán vé số.

Học xong lớp 5, Phú được mẹ đón vào Sài Gòn trong khoảng một năm để cùng đi bán vé số. Khoảng thời gian đó, cậu bé trải qua những ngày lẽo đẽo theo mẹ đi bộ hàng chục km mỗi ngày khắp các con hẻm ở Sài Gòn, kiếm từng đồng lẻ.

Nhiều lần bị g.iật hết vé số, hai mẹ con chỉ dám ôm nhau khóc, chẳng biết kêu ai. Đêm về, mẹ ôm anh nằm ngủ ở vỉa hè, góc chợ với cái bụng đói meo.

Những lúc không còn tiền, mẹ anh phải đến bệnh viện bán máu, thường xuyên ngất xỉu. Thương mẹ nhưng vì lúc đó còn quá nhỏ, cậu bé chỉ biết khóc, đưa mẹ vào bệnh viện để bác sĩ chăm sóc và mong bà khỏe lại.

Chàng trai làm hàng chục công việc làm thêm ngoài giờ học (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

“Những ngày cơ cực đó vẫn còn ám ảnh trong tâm trí tôi”, Phú nói.

Khó khăn không dừng lại ở đó. Hè năm 2008, mẹ đưa Phú vào lại Sài Gòn đi bán vé số cùng để vơi nỗi nhớ con. Một ngày, khi đi bán trên đường, Phú và mẹ bị t.ai n.ạn giao thông. Trong khi Phú chỉ bị t.rầy ngoài da thì mẹ anh t.é n.gửa ra sau, c.hấn th.ương s.ọ n.ão.

Trong lúc chờ đợi thông báo tình hình của mẹ, Phú ngồi chực bên ngoài, anh thường nghe tiếng gọi của bác sĩ báo với người thân về việc “trả bệnh nhân về nhà”. Dù không dám nghĩ, nhưng cuối cùng anh cũng phải nghe câu thông báo đó từ vị bác sĩ, sau 1 tháng ở viện.

Từ lúc bị t.ai n.ạn, mẹ anh đã bất tỉnh. Đến khi vào phòng cấp c.ứu, hai mẹ con cũng không nói được với nhau lời nào. Mỗi ngày, anh được nhìn mẹ 2 lần vào khung giờ cố định, khi màn cửa phòng cấp c.ứu được kéo ra.

Chàng trai tốt nghiệp hai trường đại học (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

“Trên người mẹ gắn rất nhiều dây truyền, máy móc. Tôi chỉ còn cách nằm ngoài hành lang xem cần gì thì mua để gửi vào. Sau khi mẹ m.ất, tôi làm lễ t.ang tại một ngôi chùa ở Gò Vấp và gửi t.ro c.ốt của bà ở đó” – Phú nghẹn giọng kể lại.

Lập nghiệp từ “con số âm”

Về phần Phú, cậu bé hai lần mồ côi quay lại Quy Nhơn tiếp tục đi học. Lúc này, anh đang học lớp 8, ở nhờ nhà một người bạn cùng lớp, sáng phụ bán quán phở, tối phụ quán cà phê, karaoke… để kiếm tiền.

Hiện tại, trang trí tiệc cưới là công việc chính của Phú (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

“Có được công việc gì đều phải cố gắng làm hết sức. Mình có đau buồn thế nào cũng không thể thay đổi kết quả thực tế. Mình phải tiếp tục cố gắng sống thật tốt, sống luôn phần của mẹ để ở một nơi nào đó bà sẽ tự hào về mình”, Phú chia sẻ lý vực dậy bản thân.

Phú tự an ủi và gắn cho mình biệt danh: “Phú mạnh mẽ”. Chàng trai quan niệm: “Mình phải đi về phía mặt trời thì bóng tối sẽ kh.uất sau lưng”.

Chị Thùy Trang, một người bạn cấp 3 của Phú ở Quy Nhơn cho biết, kể từ sau khi mẹ ra đi mãi mãi, Phú sống tự lập, không có người thân nào bên cạnh giúp đỡ. Tuy nhiên, trong anh luôn tràn đầy năng lượng, dù phải đi làm thêm nhưng Phú vẫn dành thời tham gia các hoạt động ở trường rất năng nổ.

Suốt những năm học phổ thông, Phú đã là cậu học sinh “vừa học, vừa làm”. Tốt nghiệp phổ thông, anh thi đỗ vào hệ Cao đẳng của Trường ĐH Ngân hàng TPHCM và tốt nghiệp với tấm bằng loại khá.

Những góc nhỏ có hình ảnh mẹ Phú trong căn nhà của anh (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Lúc này, chàng trai cũng làm đủ nghề như: phụ quán cơm, quán cà phê, phục vụ tiệc cưới, phát tờ rơi, gia sư… để tự lo cho cuộc sống ở Sài Gòn của mình.

“Để có thể làm những điều lớn lao trong cuộc đời thì mình cần làm tốt những điều nhỏ trước”, Phú quan niệm. Vì thế, anh không hề nà bất cứ công việc nào có thể kiếm ra tiền.

Sau một thời gian ra trường và đi làm, Phú tiếp tục thi vào đại học Tài Chính – Marketing. Lúc này, anh bắt đầu tập tành kinh doanh, bán quần áo, giày dép online, bán móc khóa và thú nhồi bông và sau đó mở shop hoa tươi, nhận trang trí sự kiện, tiệc cưới.

Để sắp xếp thời gian đi học, đi làm hợp lý, Phú luôn cố gắng đăng ký tín chỉ lớp sáng để buổi chiều, tối có thể đi làm thêm. Nếu không được, anh gõ cửa phòng đào tạo xin các thầy cô giúp đỡ.

Với sự nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ, Phú không chỉ có tiền đi học và sinh hoạt mà còn tích cóp được số tiền 100 triệu đồng gửi ngân hàng. Lúc này, công việc trang trí tiệc cưới cũng mang lại thu nhập khá cho chàng trai trẻ.

Từ 1 cuốn sổ tiết kiệm, anh có thêm nhiều cuốn khác với số tiền lên đến 1 tỷ đồng. Phú có điều kiện để bắt đầu cùng bạn bè đầu tư bất động sản.

Năm 2019, nhờ số tiền đầu tư kinh doanh có lãi, anh đã mua được cho mình ngôi nhà đầu tiên ở TP. Thủ Đức, trị giá 2 tỷ đồng.

“Lúc mẹ tôi còn sống bà hay dặn: “Mẹ m.ất thì nhớ cúng mãng cầu xiêm, cà phê, bánh pía, bánh hỏi, cháo lòng”. Nhưng vì t.ro c.ốt mẹ gửi trong chùa nên tôi không thể cúng những thứ đó được”, anh tâm sự.

Vậy nên, Phú luôn cố gắng kiếm tiền, mua một căn nhà để đón mẹ về thờ, cúng mẹ với những món yêu thích của bà. “Tôi đã khóc vì mừng vui, hạnh phúc khi mua được căn nhà đầu tiên, vì ước mơ đón mẹ về ở cùng mình đã thành hiện thực”, Phú nghẹn ngào nói.

Ngoài đầu tư bất động sản, cộng với số tiền kiếm được từ việc kinh doanh hoa tươi, làm hoa tiệc cưới, tổ chức sự kiện, đầu năm nay, chàng trai đã mua được căn nhà mới ở quận Bình Thạnh, trị giá hơn 6 tỷ đồng.

Khi đã có nhà, có công việc và thu nhập ổn định, anh nghĩ đến những hoàn cảnh khó khăn như mình thuở trước. Vì vậy, anh thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện ở nhiều nơi, tặng quà cho người lang thang, người già, đặc biệt là những người ở vùng sâu xa, khó khăn.

“Mình thấu hiểu được những khổ cực khi lâm vào cảnh thiếu thốn. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, chỉ cần một chút quan tâm, động viên sẽ giúp người khác có thêm niềm tin và thay đổi đến lạ kỳ”, Phú tâm niệm.

Một số chuyến thiện nguyện của Phú (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Thêm vào đó, từ thời đi học, anh cũng từng nhận học bổng, được các nhóm tình nguyện hỗ trợ học phí… Nên những điều cho đi của chàng trai, theo anh, là lời cảm ơn của anh với cuộc đời.

Người bạn cấp 3 của Phú cũng cho rằng: “Chỉ những người chứng kiến chặng đường khó khăn bạn ấy đã trải qua mới hiểu được những gì Phú có hôm nay là hoàn toàn xứng đáng”.

Ước mơ của Phú là kiếm thêm nhiều tiền, huy động những người bạn trong nhóm thiện nguyện xây một căn nhà cho các em bé bị b.ỏ r.ơi, các cụ già vô gia cư đến ở.

“Với nhiều người, một ngôi nhà nhỏ không là gì nhưng với tôi, suốt bao nhiêu năm, đó là cả một giấc mơ. Niềm tin vào những điều tốt đẹp là điều quan trọng nhất giúp tôi vượt qua khó khăn và tự tạo lập tương lai cho mình”, anh Phú bộc bạch.