Đuổi vợ ra khỏi nhà vì khám thai tốn kém, cái kết phải nài nỉ vợ quay về

Một người chồng quá mức chi ly tính toán keo kiệt chắc hẳn sẽ khiến cuộc sống gia đình chẳng có mấy ngày êm đẹp.

Sinh đẻ là chuyện của cả hai bên vợ chồng. Tự mình người phụ nữ đâu thể nào mang thai và sinh con được. Bởi vậy, với một người vợ có thai, hai vợ chồng cần có trách nhiệm. Ông chồng phải yêu thương, săn sóc vợ hơn trong những ngày vất vả đó.

Chuyện xảy ra với cô gái Tiểu Linh (28 tuổi) đến từ Thành Đô (Trung Quốc). Tiểu Linh và chồng là anh Lý kết hôn được 3 năm nay.

Ngày trước, họ quen nhau khi được họ hàng giới thiệu và quyết định kết hôn. Trước khi cưới anh Lý, Tiểu Linh có một cuộc hôn nhân 5 năm nhưng kém hạnh phúc vì chồng thường xuyên bạo hành gia đình. Cô đã ly hôn nên chỉ mong mỏi kiếm người chồng hiền lành, yêu thương mình mà thôi. Ai ngờ thực tế cuộc sống lại bi đát hơn nhiều.

Tiểu Linh đau khổ kể về cuộc sống của mình.

Anh Lý hơn Tiểu Linh 4 tuổi, làm việc trong một nhà máy. Bản thân Tiểu Linh chỉ mong kiếm chồng hiền lành, thật thà và thấy anh Lý rất phù hợp với điều kiện đó. Thậm chí khi quyết định kết hôn, gia đình Tiểu Linh còn không nhận nhiều của hồi môn dù phong tục địa phương muốn lấy vợ thì nhà trai phải tốn con số rất lớn.

Vốn dĩ điều này sẽ khiến Tiểu Linh dễ dàng sống ở nhà chồng nhưng thực tế đâu có như thế. Khi về chung một nhà, Tiểu Linh mới choáng váng nhận ra anh Lý là người đàn ông quá sức keo kiệt.

Theo Tiểu Linh, sau khi kết hôn, cô phải báo cáo từng xu với chồng. Mua quần áo cho mình, cô phải bàn bạc với anh ta trước một thời gian cho đến khi nhận được sự đồng ý. Đương nhiên đồ mua cũng không thể nào đắt tiền được.

Cô thường phải mua đồ ở gánh hàng rong. Chồng cô nói rằng tiền bạc phải dùng vào những thứ hữu ích hơn là quần áo. Quần áo Tiểu Linh mặc 1-2 bộ cả năm cũng chẳng ai thèm quan tâm. Bây giờ đã có chồng rồi, chuyện ăn diện nên gác sang một bên để tiền đó lo cho gia đình. Nhưng điều quan trọng là không chỉ quần áo mà vật dụng cá nhân, anh Lý cũng chi li tính toán, không cho vợ mua sắm phục vụ cuộc sống thường ngày.

Anh Lý quá keo kiệt trong chi tiêu.

Trước sự keo kiệt của chồng, Tiểu Linh chỉ có thể chịu đựng và không muốn nói với ai vì sợ điều tiếng không đáng có. Cô cảm thấy chồng kiếm tiền không mấy dễ dàng nên cũng chẳng làm ầm ĩ chuyện này lên. Có lẽ, anh ta chỉ keo kiệt vì không muốn vợ lãng phí mà thôi chứ thực tâm anh Lý cũng không quá vô trách nhiệm. Tuy nhiên, ngay cả tiền khám thai cho vợ anh Lý cũng chi li tính toán thì chẳng còn gì để nói nữa rồi.

Tiểu Linh mang bầu, mỗi lần nói chồng đưa tiền để đi khám là anh ta mặt mày nhăn nhó, cho rằng tiền khám quá đắt. Anh Lý cho rằng mang thai chẳng khám cũng không vấn đề gì. Tiền khám thai đó để làm việc khác có ích thì tốt hơn.

Vì chuyện này nên Tiểu Linh và chồng cãi nhau một trận to. Anh Lý cảm thấy bực bội nên quyết định “cắt” luôn phần khám thai, đồng thời đuổi Tiểu Linh về nhà bố mẹ đẻ và không muốn dây dưa đến nữa.

Cô ôm uất hận về nhà, cố gắng để dưỡng thai cho đến ngày sinh đẻ. Từ lúc đó, không một lần cô thấy chồng qua thăm nom hay đến lúc em bé được sinh ra.

Hai vợ chồng gặp nhau với sự xuất hiện của người hòa giải.

Sau khi Tiểu Linh sinh con được 1 tháng, anh Lý mới đi đến và ngỏ ý đón hai mẹ con về nhà chăm sóc. Tuy nhiên, Tiểu Linh không thể nào chịu đựng thêm nữa, kiên quyết đệ đơn ly hôn.

Hoảng hốt vì vợ như thế, anh Lý quỳ xuống đất để xin tha thứ. Anh ta cũng hứa sẽ sửa đổi trong tương lai. Anh ta nói rằng sẽ không để vợ buồn phiền vì chuyện tiền nong nữa, chỉ mong cô tha thứ mà thôi.

Tiểu Linh nhìn thấy chồng như vậy và đứa con tội nghiệp mới sinh ra. Cô đồng ý cho anh Lý cơ hội để chứng tỏ mình. Tuy nhiên nếu như cô cảm thấy không thể nào tiếp tục chung sống thì chuyện ly hôn là điều không thể nào tránh khỏi. Đây coi như cơ hội cuối cùng của người chồng này!

Trong hôn nhân, chuyện gì cũng nên là cả hai cùng nhau chung tay xử lý và giải quyết. Một người chồng vô trách nhiệm, quá mức chi ly tính toán chắc chắn sẽ không khiến vợ hài lòng, dễ dàng đẩy cuộc hôn nhân đi vào đổ vỡ.