Một quốc gia bùng phát dịch bệnh lạ từng là nỗi khiếp sợ của loài người

Cộng hòa Dân chủ Congo hôm 4/7 công bố về đợt bùng dịch Ebola thứ 14, đã được kiểm soát nhưng 5/5 trường hợp nhiễm đều không qua khỏi.

Theo báo cáo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gửi các cơ quan báo chí đêm 4-7, đợt bùng bắt đầu cách đây chưa đầy 3 tháng tại Mbandaka, thủ phủ của tỉnh Equateur ở phía Tây Bắc Congo.

Đây là đợt bùng phát thứ ba ở tỉnh này kể từ năm 2018 và là đợt bùng phát thứ 14 của cả nước Congo.

Các đội cấp cứu quốc gia, với sự hỗ trợ của WHO và các đối tác, đã nhanh chóng phản ứng ngay sau khi đợt bùng phát được xác nhận (ngày 23-4), đưa ra các biện pháp phòng chống chính bao gồm xét nghiệm, tr.uy v.ết, dự phòng l.ây nh.iễm, điều trị… Một chiến dịch tiêm chủng khẩn cấp được triển khai chỉ sau đó 4 ngày.

Tổng cộng có 4 ca bệnh được xác nhận và 1 ca nghi nhiễm, tất cả các bệnh nhân này đều đã không qua khỏi. Trong đợt bùng phát trước đó ở tỉnh Equateur kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2020, đã có 130 trường hợp được xác nhận và 55 trường hợp qua đời.

Tiêm ngừa vắc-xin Ebola tại Cộng hòa Dân chủ Congo – Ảnh: WHO

Do đã nhiều ngày không phát hiện trường hợp mới nào, Congo tuyên bố chấm dứt đợt bùng phát tuy nhiên các cơ quan y tế sẽ tiếp tục các biện pháp giám sát và duy trì hệ thống ứng phó khẩn cấp. WHO cho biết đã có tình huống các trường hợp lẻ tẻ xuất hiện lại sau các đợt bùng phát. Với Ebola, bất kỳ một ca bệnh nào cũng có khả năng gây ra một đợt dịch th.ảm kh.ốc.

Tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO khu vực Châu Phi cho biết: “Các bài học quan trọng đã được rút ra từ các đợt bùng phát quá khứ. Chúng đã được áp dụng để đưa ra và triển khai các biện pháp ứng phó với Ebola hiệu quả hơn bao giờ hết”.

Đã có 2.014 người được tiêm chủng khẩn cấp, trong đó có 302 người tiếp xúc và 1.307 nhân viên tuyến đầu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai tiêm chủng, một tủ đông dây chuyền cực lạnh đã được lắp đặt tại Mbandaka, cho phép các liều vắc-xin được lưu trữ tại địa phương, an toàn và được phân phối một cách hiệu quả.

Cộng hòa Dân chủ Congo ghi nhận 14 đợt bùng phát Ebola kể từ năm 1976, 6/14 đợt xảy ra từ năm 2018.

WHO dẫn lời tiến sĩ Moeti: “Châu Phi đang chứng kiến ​​sự gia tăng của Ebola và các bệnh truyền nhiễm khác từ động vật sang người, ảnh hưởng đến các khu vực đô thị lớn. Chúng tôi cần phải cảnh giác hơn bao giờ hết. Phản ứng trước đợt bùng phát này cho thấy với việc tăng cường khả năng chuẩn bị, giám sát dịch bệnh và phát hiện nhanh chóng, chúng ta có thể đi trước một bước”.

Theo WHO, Ebola ảnh hưởng đến con người và các loài linh trưởng khác, rất nặng và thường khiến người ra đi. Tỉ lệ tử vong đã thay đổi từ 25% đến 90% trong các vụ dịch trước đây. Đây là lần đầu tiên 100% người bệnh được phát hiện đều không qua khỏi.

Ebola đã có các phương pháp điều trị hiệu quả, bệnh nhân có cơ hội sống sót cao hơn đáng kể nếu được điều trị sớm và chăm sóc hỗ trợ.