'Ông bụt' của đàn chim trời Cần Thơ: Tôi thương chúng như gia đình mình

Hơn 10 năm qua, ông Nguyễn Văn Chương đã cùng khóc cười với đàn bồ câu ở Đại lộ Hòa Bình (Cần Thơ). Chúng là gia đình, niềm vui sống của ông.

10 năm nuôi chim trời

6 giờ 30 sáng, ông Chương bước ra phía Đại lộ Hòa Bình, từng đàn chim bồ câu thi nhau sà xuống. Ông hốt lấy mớ thóc trong túi rồi rải xuống, xuýt xoa trò chuyện với “từng đứa” trong đàn.

Mỗi lần có bồ câu nào bị xe va phải không qua khỏi, ông bật khóc rồi đem chúng vào góc công viên c.h.ô.n c.ấ.t. Hơn 10 năm qua, ông Nguyễn Văn Chương (ngụ TP. Cần Thơ) đã tỉ mẩn, chăm sóc đàn bồ chim trời như thế. Không gia đình, không nhà cửa, đàn bồ câu chính là nguồn vui, niềm an ủi, chỗ dựa lớn nhất để ông trải qua mọi giông bão của cuộc đời.

Ông Chương cho biết: “Vào năm 2012, tôi có phụ người cháu bán bánh bò tại đường Hòa Bình. Ban đầu, chỉ có vài con đậu xuống, tôi lấy bánh bò ngắt nhỏ cho chúng ăn. Dần dà, chúng đến 5 con, 10 con, rồi 50 con… Thấy thương quá nhưng không có tiền để nuôi bằng bánh bò, tôi bèn lân la hỏi người ta bồ câu ăn gì.

Ban đầu, người ta chọc tôi nói rằng chúng ăn đậu xanh. Tôi cũng lật đật đi mua nhưng chẳng con nào ăn cả. Sau đó, một người quen với chỉ rằng cho chúng ăn thóc. Vậy là tôi nuôi tụi nó tới giờ đó”.

Đều đặn mỗi sáng, ông Chương đều có mặt tại đường Hòa Bình để cho bồ câu ăn

Người dân tại khu vực này đã gọi ông là “chú Út”. Mỗi ngày, ông đẩy xe bán cây kiểng quanh khu vực quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. “Tôi không có vợ con. Tôi thương chúng như thể m.á.u m.ủ r.u.ộ.t r.à của mình. Mỗi ngày, tiền mua thóc, mua bánh bò cỡ 100.000 đồng. Đều đặn vào 6 giờ 30 sáng, 2 giờ trưa và 5 giờ chiều, chúng sẽ sà xuống để chờ thóc mà tôi rải. Buổi sáng, chúng rong chơi ở các nóc nhà, quanh quẩn trong khu vực. Tối lại về “tổ” bên hông khách sạn để ngủ. Dù đã vài lần đổi chỗ cho ăn nhưng chúng “quen hơi” tôi, cứ bay theo miết”, ông Chương nói.

Đàn bồ câu sà xuống ăn thóc

Ngót nghét 10 năm nuôi đàn chim trời, ông Chương đã có bao lần khóc cười với chúng. Có con bị người ta cột chân, lông trụi lủi, yếu ớt đ.ậ.p cánh bay về. Có con bị xe c.á.n khi đang mải miết ăn trên đường.

Không ít lần, ông Chương bật khóc nức nở khi thấy bồ câu mất dưới bánh xe, lịm dần khi bị b.ắ.n. Ông đem chúng vào một góc trong công viên, c.h.ô.n cẩn thận dưới chậu cây. Mấy lần như thế, ông đều nhắm mắt và nguyện cầu.

“Tôi sợ nhất là khi thấy một số người đi xe xuống. Họ b.ắ.n bồ câu, số lượng lên đến hàng chục con. Tôi vừa buồn, vừa g.i.ậ.n, vừa âu lo. Chim là chim trời, tôi không thể nói họ được. Nhưng nhìn đàn bồ câu g.ụ.c n.g.ã, tôi không cầm lòng được.

Nhiều lần, tôi đã đến công an và trình báo về tình trạng nói trên. Đàn bồ câu trắng tung bay trên Đại lộ Hòa Bình là một biểu tượng đẹp của TP. Cần Thơ”, ông Chương chia sẻ.

Cơn thập tử nhất sinh

“Tụi nó “cứu sống” tôi nhiều lần lắm”, ông Chương nói.

Vào tháng 9/2021, ông Chương phát hiện mình bị K v.ò.m h.ọ.n.g. Tại thời điểm giãn cách xã hội, ông không có điều kiện để lên thành phố chữa bệnh. Khi vật vã với cơn đau, ông vẫn ráng bước đến đường Hòa Bình để cho bồ câu ăn.

Vừa rải thóc, ông vừa khóc, nói: “Tôi không biết còn sống được bao lâu nữa. Tôi sợ sau này không ai cho các “huynh đệ” ăn”. Đó là thời gian bế tắc, tuyệt vọng nhất của ông Chương. Ông đã chuẩn bị mọi thứ cho cái chết: nói lời tạm biệt với gia đình, hằng đêm nguyện cầu…

Nhờ YouTube, một vị bác sĩ tại TP.HCM đã xem được đoạn video về ông Chương và đàn bồ câu. Ngay lập tức, bác sĩ đã liên hệ với ông Chương với mong muốn được giúp đỡ ông PT.

Ông Chương biết phân biệt các loài bồ câu, đặc điểm trống mái, con đầu đàn, con bị thương…

Tỉ lệ sống là 50-50. Ông Chương biết thế trước khi lên bàn PT. “Sau ca m.ổ, tôi nằm mê man trên giường bệnh suốt 7 ngày. Ngày thứ 8, tôi choàng tỉnh dậy, đảo mắt nhìn xung quanh rồi bật khóc khi biết mình còn sống. Tính đến thời điểm hiện tại, sự hồi phục diệu kì đó, tôi tạm lý giải rằng mình được ông bà phù hộ. Rằng suốt những năm tháng qua, tôi chưa từng làm sai quấy điều gì, với ai bao giờ”, ông nói.

Khi khỏi bệnh, bước ra đường, đàn bồ câu vẫn sà xuống vây lấy ông. Ông là người duy nhất có thể lại gần, ôm lấy mà không sợ chúng vỗ cánh bay đi mất.

Chỉ cần thấy bóng dáng ông Chương, đàn chim sẽ sà xuống

Ông Chương thuộc từng đặc điểm, tập tính, giống loài… bồ câu. Con nào trong đàn bị thương, ông sẽ biết. Con nào lạc đàn, ông cũng nhận ra.

Ông Chương đẩy xe bán kiểng để nuôi đàn bồ câu

Người dân quanh khu vực Đại lộ Hòa Bình đều thương mến người đàn ông nhỏ nhắn, nước da đen nhẻm nhưng lại có tấm lòng rộng mở. Thi thoảng, họ ủng hộ ông bằng cách mua cây kiểng, bán rẻ thóc cho bồ câu.

“Tôi không biết mình còn sống được bao lâu. Nhưng, mỗi lần được cho chúng ăn, thấy chúng quây quần, niềm vui của tôi được dâng lên. Thế là đủ rồi!“, ông Chương mỉm cười nói./.