"Kẻ 8 lạng, người nửa cân": Tại sao 0,5kg lại bằng 8 lạng được?
Tr.anh c.ãi xoay quanh câu thành ngữ “Kẻ 8 lạng, người nửa cân”. Là “các cụ” ngày xưa nhầm lẫn hay do chúng ta hiểu chưa kỹ?
Trong kho tàng văn học của Việt Nam có rất nhiều thành ngữ, tục ngữ cực kỳ đa dạng và ý nghĩa lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó, có những câu khiến cho người đời sau cảm thấy khó hiểu, trong đó có câu “Kẻ tám lạng, người nửa cân”.
Ý nghĩa của câu “Kẻ tám lạng, người nửa cân” là để chỉ sự tương đồng, không bên nào kém bên nào. Nhưng bạn biết đấy, hệ thống đo lường quốc tế quy định 1 cân (1kg) tương đương đương với 10 lạng (100g). Vậy thì làm sao 8 lạng lại bằng 0,5kg được? 5 lạng mới bằng nửa cân chứ? Chính vì điều này, nhiều người quả quyết rằng câu thành ngữ này đã sai, hay các cụ ngày xưa nhầm mất rồi.
Nếu bạn cho rằng 5 lạng mới bằng nửa cân, bạn đúng! Nhưng điều đó không có nghĩa người xưa đã nhầm. Vấn đề là câu thành ngữ này không được áp dụng với hệ thống đo lường quốc tế, mà áp dụng với cân tiểu ly – hay còn gọi là “cân ta”.
Cân tiểu ly là loại cân người xưa sử dụng để đo các vị thuốc Bắc hoặc kim loại quý. Quy ước của loại cân này thì 16 lạng mới bằng 1 cân (cân này bằng 0,605kg). Nghĩa là 1 lạng cân ta sẽ tương đương 37,8g, và nửa cân sẽ bằng đúng 8 lạng.
Thành ngữ này trong tiếng Việt thường chỉ sự so sánh tương đương lực lượng giữa hai phe, hai đấu thủ trong một cuộc tranh đấu được thua nào đó. Có khi nó là sự nhận xét về mức độ tương đương của một sự việc, hành động hay tính chất nào đó của hai bên./.