Nghĩ chích vaccine rồi mắc Covid-19 sẽ nhẹ, F0 bất ngờ khi phải thở máy
“Chú không nghĩ mình nặng vậy đâu, Covid-19 khủng khiếp quá, nó làm chú khó thở, mệt, p.h.ổ.i xơ cả rồi”, chú Sanh vừa nói, vừa thở hổn hển.
Tâm lý chủ quan muốn nhiễm Covid-19 để “bất tử”
Hơn một tháng nhiễm Covid-19 rồi khỏi bệnh, chú Trần Vĩnh Sanh (63 tuổi, ngụ quận 7) vẫn phải thở oxy dòng cao (HFNC) vì những tổn thương p.h.ổ.i mà Covid-19 gây ra.
Trước khi nhiễm bệnh, chú Sanh cũng giống như một số người dân có tâm lý chủ quan bởi độ phủ vaccine trên địa bàn thành phố hầu như là toàn bộ, nghĩ rằng nhiễm bệnh sẽ nhẹ nhàng lướt qua. Nhưng sự thật không phải như vậy…
Dù đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, không có bệnh lý nền nhưng những gì mà chú Sanh trải qua từ ngày 2/12 đến nay thật sự “k.h.ủ.n.g k.h.i.ế.p”.
Cố gắng ngồi dậy trên giường bệnh, xung quanh là máy thở HFNC, chú Sanh cho biết sau khi phát hiện dương tính rồi chuyển vào BV Dã chiến để điều trị, chú nhanh chóng âm tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, 2 l.á p.h.ổ.i của chú bị tổn thương nặng nề. Khỏi Covid-19, chú phải đối mặt với những di chứng mà bệnh mang lại, không thể tự thở được nên phải chuyển vào khoa Hô hấp – BV Phục hồi chức năng, Điều trị bệnh nghề nghiệp để tiếp tục chữa trị.
“Lúc đó chú nghĩ sẽ không sao đâu, phủ vaccine cả rồi, mình cứ vô tư đi tới đi lui, có bị sẽ nhẹ thôi. Ai ngờ nặng quá, chú bị mất vị giác, nhìn đồ ăn mà nuốt không nổi, p.h.ổ.i lại tổn thương nặng, xơ cả… Trước chú vẫn tự tin về sức khỏe của mình, không hề đi bệnh viện khám hay mua thuốc men gì đâu, chủ quan nên mới bị dính như thế này”, chú Sanh mệt mỏi nói.
Sau khi nhập viện để điều trị di chứng về hậu Covid-19, chú Sanh vẫn phải thở HFNC, kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu. Dù sức khỏe có phần tiến triển tốt, ăn được, uống được nhưng tâm lý lo sợ, mệt mỏi vẫn là mối quan ngại của chú Sanh sau những gì đã trải qua.
Cũng giống như chú Sanh, chú Võ Minh Hải (62 tuổi) cũng đến BV Phục hồi chức năng, Điều trị bệnh nghề nghiệp để chữa trị những di chứng mà hậu Covid-19 để lại.
Hơi thở đứt đoạn, khó thở, cảm giác như chẳng còn không khí để thở là những gì chú Hải cảm nhận được trong thời điểm khó khăn nhất của mình. Trải qua hơn một tuần điều trị, dù còn thở oxy râu nhưng liều thấp, sức khỏe chú Hải đã ổn định hơn rất nhiều.
“Chú sợ lắm, nghĩ lại thấy hoang mang. Không ngờ nhiễm bệnh xong rồi, di chứng lại nặng đến vậy, lúc đó cứ thở đứt đoạn, nay hồi phục cũng 7-8 phần rồi, bác sĩ đang cho chú cai oxy”, chú Hải tâm sự.
Nhiều di chứng n.g.u.y h.i.ể.m hậu Covid-19, kéo dài đến suốt đời
Theo BS. Lê Nguyên Ngọc Thảo – khoa Hô hấp, BV Phục hồi chức năng, Điều trị bệnh nghề nghiệp cho biết những bệnh nhân đến khoa điều trị hậu Covid-19 thường gặp những tổn thương về p.h.ổ.i như x.ơ h.ó.a, tổn thương p.h.ế n.a.n.g, vi.ê.m p.h.ổ.i kèm theo. Đặc biệt, tổn thương m.ô p.h.ổ.i vùng ngoại vi sẽ nhiều hơn ở trung tâm.
Mặc dù sau khi đến bệnh viện để điều trị nhưng nhiều di chứng sẽ theo bệnh nhân đến suốt cả cuộc đời như x.ơ p.h.ổ.i.
“Thời gian điều trị thông thường của một bệnh nhân khoảng 2 tuần. Tuy nhiên cũng có những bệnh nhân nằm ở đây hơn 1 tháng, 2 tháng vì những tổn thương p.h.ổ.i vẫn còn, bị x.ơ h.ó.a, khả năng gắng sức của bệnh nhân không có, là những di chứng đi theo bệnh nhân suốt đời. Ví dụ trước kia bệnh nhân có thể làm việc nặng bình thường nhưng giờ không làm được nữa, ho dai dẳng kèm theo tối ngủ sẽ cảm thấy hụt hơi, khó thở”, BS. Thảo nói.
Theo BS. Thảo, nhiều bệnh nhân đến nhập viện trong tình trạng hoang mang, bất ngờ về mặt sức khỏe khi đã khỏi Covid-19. Nhiều người cứ nghĩ nhiễm bệnh nhẹ sẽ lướt qua, không để lại bất cứ di chứng nào nhưng thực tế không phải như vậy.
“Những ngày nhiễm Covid-19, họ nghĩ không bị gì hết, khỏe, đến khi vượt qua rồi họ lại mệt, khó thở nên phải đi đến bệnh viện khám. Tâm lý của họ rất lo lắng, chỉ số SpO2 thường của những bệnh nhân hậu Covid-19 từ 88-92%, khi bệnh nhân nhập viện, dựa vào tình trạng của bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị phù hợp để giúp bệnh nhân sớm quay trở lại cuộc sống một cách bình thường nhất”, BS. Thảo chia sẻ.
Theo thống kê của Trung tâm Phục hồi chức năng – Vật lý trị liệu hậu Covid-19, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức), tính đến nay, đơn vị này tiếp nhận khoảng 300 trường hợp F0 khỏi bệnh đến khám do các vấn đề tâm lý và hô hấp.
Trong số các bệnh nhân đến khám, khoảng 80% F0 khỏi bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm (66%), x.ơ p.h.ổ.i (61%), mất ngủ (45%), nhức đầu (44%), rối loạn tập trung (27%), rụng tóc (25%)… có xu hướng kéo dài hơn 4 tuần, thậm chí nhiều tháng.
Với số lượng hơn nửa triệu người nhiễm Covid-19 tại TP.HCM, trong số đó có hơn 300.000 người đã xuất viện, vấn đề chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19 vẫn đang được rất nhiều người quan tâm.
Theo các chuyên gia, y bác sĩ, người dân không nên chủ quan, lơ là mà phải tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, tuân thủ 5K để tránh nhiễm bệnh. Nếu không may mắc Covid-19 và đã khỏi bệnh, cần phải theo dõi sức khỏe đầy đủ, luyện tập thể thao, tập thở. Khi có dấu hiệu bất ổn về mặt sức khỏe hậu Covid-19 kéo dài, người dân cần phải đến các cơ sở y tế để thăm khám để có hướng điều trị phù hợp.